Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi): Tiếp tục rà soát, bảo đảm đồng bộ với luật liên quan

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Bảy, sáng 24.5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Trước khi bắt đầu phiên họp sáng nay, thay mặt Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại ngõ 119 Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội rạng sáng nay; đồng thời đề nghị Bộ Công an, UBND TP. Hà Nội chỉ đạo nhanh chóng khắc phục hậu quả, dành mọi ưu tiên cao nhất để cứu chữa người bị thương, giúp đỡ gia đình người bị nạn.

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi): Tiếp tục rà soát, bảo đảm đồng bộ với luật liên quan -1
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ, các cơ quan tăng cường chỉ đạo với công tác phòng cháy, chữa cháy trên cả nước; hướng dẫn và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời, không để xảy ra cháy nổ.

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động lưu trữ, xây dựng một xã hội lưu trữ

Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm có 8 chương với 65 điều, đã bám sát mục tiêu, quan điểm đề ra khi xây dựng dự án Luật, kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật Lưu trữ năm 2011, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của Hiến pháp, đồng thời, thực hiện định hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động lưu trữ, xây dựng một xã hội lưu trữ.

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi): Tiếp tục rà soát, bảo đảm đồng bộ với luật liên quan -4
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi). Ảnh: Lâm Hiển

Về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật quy định tài liệu lưu trữ vĩnh viễn của cấp xã thuộc nguồn nộp vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh (khoản 4 Điều 10 của dự thảo Luật), đồng thời chỉnh lý quy định tại Điều 18 về cơ quan, tổ chức nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước để bảo đảm tính thống nhất. Và, quy định tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thuộc Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam; đối với tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các hội, tổ chức xã hội khác là tài liệu lưu trữ tư, thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam như thể hiện tạiđiểm d khoản 3, khoản 4 Điều 9 và một số điều có liên quan của dự thảo Luật.

Về thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý quy định về thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử tối đa là 5 năm, nhưng tính từ năm tài liệu được nộp vào lưu trữ hiện hành và áp dụng thống nhất cho cả tài liệu giấy và tài liệu số (khoản 3 Điều 17 của dự thảo Luật).

Đối với các tài liệu cần sử dụng thường xuyên do đặc thù hoạt động của các cơ quan, dự thảo Luật đã bổ sung quy định tài liệu lưu trữ của ngành quốc phòng, công an, Bộ Ngoại giao do các Bộ trực tiếp quản lý (khoản 3 Điều 10) và tài liệu lưu trữ vĩnh viễn của một số lĩnh vực chuyên ngành thì thực hiện theo quy định của luật chuyên ngành có liên quan nhưng phải nộp vào lưu trữ lịch sử trong thời hạn tối đa là 30 năm kể từ năm nộp vào lưu trữ hiện hành (khoản 3 Điều 17). Tài liệu chứa bí mật nhà nước chỉ được nộp vào lưu trữ lịch sử sau khi đã được giải mật (khoản 6 Điều 17).

Qua rà soát cho thấy, một số luật hiện hành có quy định đặc thù về lưu trữ liên quan đến chế độ bảo quản, thời hạn lưu trữ, cấp bản sao; nếu bãi bỏ quy định về lưu trữ tại các luật này để thực hiện thống nhất theo quy định Luật Lưu trữ thì sẽ không phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động lưu trữ của một số Bộ, ngành và khó bảo đảm tính khả thi.

Do vậy, để bảo đảm hoạt động lưu trữ tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam phù hợp với nguyên tắc của hoạt động lưu trữ theo quy định của Luật Lưu trữ, đồng thời cũng phù hợp với hoạt động lưu trữ tài liệu của một số ngành, lĩnh vực đặc thù, dự thảo Luật đã được bổ sung quy định về áp dụng Luật Lưu trữ và pháp luật có liên quan.

Thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu chuyên ngành do Bộ chuyên ngành quy định

Cho ý kiến về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều đánh giá cao Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy lần này. 

Tại dự thảo Luật quy định bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước quy định cụ thể thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ. 

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi): Tiếp tục rà soát, bảo đảm đồng bộ với luật liên quan -5
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Thịnh (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tán thành với quy định nêu trên, song ĐBQH Nguyễn Tuấn Thịnh (Hà Nội) băn khoăn với quy định “phải có ý kiến của Bộ Nội vụ”. Bởi, Bộ Nội vụ khó có thể có đủ nhân lực để nắm bắt được các đặc thù quản lý nhà nước của mỗi bộ, ngành để cho ý kiến, trong khi cũng cần có quy định đề cao tính tự chịu trách nhiệm của các bộ, ngành.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh đề nghị, cần quy định theo hướng các bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước phải ban hành quy định; sau đó gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, theo dõi và giám sát việc thực hiện. 

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi): Tiếp tục rà soát, bảo đảm đồng bộ với luật liên quan -2
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tại điểm b, khoản 4 Điều 56 của dự thảo Luật quy định, người đang chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, quy định này chưa thống nhất với khoản 3, Điều 2, Luật Xử lý vi phạm hành chính; đề nghị, Ban soạn thảo cần rà soát, điều chỉnh quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 56 để phù hợp với pháp luật liên quan. 

Để bảo đảm tính thống nhất với Luật Giao dịch điện tử sẽ có hiệu lực từ ngày 1.7.2024, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, cần cân nhắc sửa đổi quy định về khái niệm tài liệu lưu trữ điện tử khác tại dự thảo Luật để phù hợp với các khái niệm đã được giải thích trong Luật Giao dịch điện tử như thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử, bảo đảm tính toàn vẹn. 

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi): Tiếp tục rà soát, bảo đảm đồng bộ với luật liên quan -0
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tại khoản 2, Điều 37 quy định tài liệu lưu trữ điện tử khác được chuyển đổi sang tài liệu lưu trữ số để bảo đảm tính xác thực lâu dài, thuận tiện cho quá trình quản lý, sử dụng và phát huy giá trị. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh đề nghị, cần cân nhắc bỏ Khoản 2, Điều 37 này để bảo đảm thống nhất với Luật Giao dịch điện tử.

Bởi, về bản chất lưu trữ tài liệu lưu trữ điện tử khác là lưu trữ thông điệp dữ liệu. Luật Giao dịch điện tử đã quy định về thông điệp dữ liệu với các nội dung cụ thể về hình thức thể hiện của thông điệp dữ liệu, giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu, hình thức lưu trữ thông điệp dữ liệu, gửi nhận thông điệp dữ liệu.

Như vậy, thông điệp dữ liệu tự bản thân nó đã bảo đảm tính xác thực, lâu dài, thuận tiện cho quá trình quản lý, sử dụng và phát huy giá trị khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Luật Giao dịch điện tử. 

“Đồng thời, cũng cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong việc quy định về chuyển đổi giữa tài liệu lưu trữ giấy được chuyển đổi từ loại tài liệu lưu trữ số (Điều 29) và quy định bản số hóa tài liệu (Điều 34 của dự thảo Luật Lưu trữ sửa đổi) với Điều 12 về chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu quy định tại Luật Giao dịch điện tử. Bởi, tài liệu lưu trữ số là thông điệp dữ liệu, nên nếu việc quy định về chuyển đổi trong hai luật này mà không thống nhất thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ không biết tuân thủ theo quy định của luật nào”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh đề nghị. 

Tại phiên họp, các ĐBQH cũng cho ý kiến về hoạt động dịch vụ lưu trữ; chứng chỉ hành nghề lưu trữ; tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài liệu lưu trữ tư... 

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi): Tiếp tục rà soát, bảo đảm đồng bộ với luật liên quan -3
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Thay mặt cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý của ĐBQH. 

Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức tổng hợp đầy đủ ý kiến thảo luận trên cơ sở gỡ băng ghi âm để các cơ quan tiếp tục nghiên cứu tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hoàn chỉnh dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và các cơ quan có liên quan để nghiên cứu, nghiêm túc tiếp thu đầy đủ, giải trình chi tiết ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn chỉnh dự thảo Luật theo đúng tinh thần của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và bảo đảm có chất lượng cao nhất.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Văn hóa vì hòa bình tại Hà Nội
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Văn hóa vì hòa bình tại Hà Nội

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16.7.1999 – 16.7.2024), sáng 6.10, UBND TP.Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự chương trình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, tối 5.10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam, thủ đô Paris.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Airbus và Safran
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Airbus và Safran

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris (Pháp), chiều 5.10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Thương mại Toàn cầu, Phó Chủ tịch cấp cao, Thành viên Ban điều hành Tập đoàn Airbus, Benoit De Saint-Exupery và lãnh đạo Tập đoàn Safran.

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chính trị

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10.10.2024 và ngày 14.10.2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Chính trị

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Sáng 5/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung tháo gỡ về thể chế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung tháo gỡ về thể chế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Nhấn mạnh yêu cầu tập trung tháo gỡ về thể chế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Đảng đoàn Quốc hội cơ bản thống nhất về chủ trương với các đề xuất của TP. Hồ Chí Minh về dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh, Đề án đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh và Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam

Sáng 5.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu mở đầu cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

* Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương và Nguyễn Thị Thanh tham dự

Sáng nay, 5.10, tại TP. Hồ Chí Minh, Đảng đoàn Quốc hội đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về kết quả triển khai Nghị quyết 57/2022/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh và Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh; một số nội dung cần báo cáo Quốc hội trong thời gian tới... 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ

Chiều 4.10 (theo giờ địa phương), tại Lâu đài Villers-Cotterêts, Pháp, đã diễn ra phiên khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 với chủ đề “Sáng tạo, Đổi mới và Khởi nghiệp bằng tiếng Pháp” với sự tham dự của gần 100 nước thành viên Cộng đồng Pháp ngữ, các thể chế Pháp ngữ, tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó gần 40 quốc gia tham dự ở cấp người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ.

Toàn cảnh Tọa đàm
Thời sự Quốc hội

Đã xử lý được nhiều vướng mắc

Chiều 4.10, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt chủ trì Tọa đàm. 

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước
Chính trị

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước

Sáng 4.10, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước về tình hình thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đối với các lĩnh vực Ủy ban phụ trách. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Đảng ta ngày càng xứng đáng là người lãnh đạo, đảm đương trọng trách dẫn dắt đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững, nhân văn trên con đường XHCN

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng trong đổi mới phương thức, lãnh đạo cầm quyền của Đảng ta hiện nay, đó là kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thanh tra một cách dân chủ, chặt chẽ, cụ thể, phù hợp đối với quyền theo trách nhiệm. Kiểm soát quyền lực luôn là công việc trung tâm tuy rất khó khăn, luôn là nguy cơ sinh tử của mọi thể chế dân chủ. Quyền lực luôn thu hút những kẻ không có đạo đức. Sự nghiêng ngả, sụp đổ của một số thể chế chính trị trên thế giới, một trong những nguyên nhân là, do đánh mất vai trò kiểm soát, phá vỡ và đánh mất sự cân bằng quyền lực chính trị của đảng cầm quyền.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng các đại biểu dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Sáng 4.10, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (INWES-APNN) do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Hội Nữ trí thức Việt Nam phối hợp tổ chức.