"Thước đo" hiệu quả hoạt động chất vấn

Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với các bộ trưởng, trưởng ngành. Phiên chất vấn có phạm vi rất rộng, khó và phức tạp với việc đánh giá toàn diện, tổng thể việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến hết năm 2023 liên quan đến 9 lĩnh vực. 

Công tác chuẩn bị cho phiên chất vấn đã được tiến hành rất sớm. Từ cuối tháng 2 năm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 743, yêu cầu các cơ quan gửi báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất cũng đã được nêu rõ là: ngày 31.5.2024.

Dù vậy, có đến 5/12 báo cáo của Chính phủ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gửi chậm so với yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Không chỉ chậm, một số nội dung trong các báo cáo chủ yếu mới chỉ liệt kê các công việc đã triển khai trong thời gian qua, chưa có sự đánh giá, phân tích, so sánh về hiệu quả, sự chuyển biến trong triển khai các yêu cầu, giải pháp. Một số báo cáo cũng chưa nêu rõ những nhiệm vụ đã hoàn thành, những nhiệm vụ chưa hoàn thành, những nhiệm vụ đang trong quá trình thực hiện theo đúng yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Một số tồn tại, hạn chế, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong các báo cáo cũng còn chung chung, chưa gắn với nội dung cụ thể trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết là nguồn thông tin hết sức quan trọng để các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đánh giá toàn diện, khách quan, chính xác việc bộ trưởng, trưởng ngành thực hiện các cam kết, lời hứa và các yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua hoạt động chất vấn như thế nào, có đáp ứng yêu cầu không, còn việc gì chưa làm được, trên cơ sở đó để truy trách nhiệm và xác định đúng, trúng những việc, những giải pháp phải tiếp tục tập trung thực hiện để tạo chuyển biến trong thực tiễn. Vì vậy, bảo đảm tiến độ và chất lượng các báo cáo này theo đúng yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cần được xác định là một trong những tiêu chí "chấm điểm" các bộ trưởng, trưởng ngành trong việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn. 

Với thời gian vật chất hữu hạn của phiên chất vấn chỉ 1,5 ngày, trong khi phạm vi chất vấn rất rộng với 9 lĩnh vực, đòi hỏi các đại biểu Quốc hội phải tận dụng tối đa thời gian và lựa chọn đích đáng các nội dung chất vấn trực tiếp. Trong đó, có lẽ cần dành ưu tiên cao nhất cho việc chất vấn về tiến độ, trách nhiệm, giải pháp đối với các nhiệm vụ chưa được thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. 

Đơn cử như với lĩnh vực công thương, báo cáo gửi đến các cơ quan của Quốc hội cho thấy, còn khá nhiều nhiệm vụ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao tại Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 nhưng chưa được đề cập, đánh giá cụ thể, như: kết hợp việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu với công cụ thuế và các công cụ khác để bình ổn thị trường; trường hợp giá xăng, dầu tăng cao, thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn; rà soát điều chỉnh các loại thuế, phí và các yếu tố cấu thành giá cơ sở, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức... phù hợp với thực tế, bảo đảm công khai, minh bạch; trong năm 2022, ban hành đề án chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử; nâng cao năng lực của cơ quan quản lý thị trường trong xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính... 

Ngay cả với những nhiệm vụ đã được đề cập, đánh giá trong báo cáo thì cũng còn khá nhiều nhiệm vụ phải được làm rõ hơn, như nhiệm vụ "thực hiện công khai, minh bạch và có giải pháp tách bạch giữa dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối về xăng dầu". Theo Báo cáo số 318/BC-CP của Chính phủ, hiện vẫn chưa có kho dự trữ quốc gia xăng dầu riêng của Nhà nước, toàn bộ xăng dầu dự trữ quốc gia giao Bộ Công Thương quản lý, bộ đang ký hợp đồng thuê kho của doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để bảo quản. Trong khi đó, định mức phí bảo quản xăng dầu dự trữ xăng dầu trả cho doanh nghiệp bảo quản hiện chưa phù hợp thực tế nên chưa tổ chức bảo quản riêng, tách bạch với hàng kinh doanh. Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Kinh tế đã đề nghị Chính phủ phải báo cáo về giải pháp dài hạn tách bạch giữa dự trữ quốc gia với dự trữ lưu thông của doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu như yêu cầu tại Nghị quyết số 499, tiến độ, tình hình thực hiện nhiệm vụ này, phương án đầu tư xây dựng kho bảo quản riêng xăng dầu dự trữ quốc gia để bảo đảm tuân thủ Luật Dự trữ quốc gia. 

Tương tự như vậy trong những lĩnh vực khác, các cơ quan của Quốc hội đều đã có báo cáo chi tiết, chỉ rõ những nhiệm vụ chưa được báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những nhiệm vụ chưa được thực hiện. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để các đại biểu Quốc hội có thể nghiên cứu, lựa chọn nội dung cần tập trung chất vấn. 

Với ý nghĩa hết sức quan trọng, tái giám sát tổng thể việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay, phiên chất vấn lần này chính là "thước đo" hiệu lực, hiệu quả hoạt động chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Chính sách và cuộc sống

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào
Chính sách và cuộc sống

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua nhưng hoàn lưu đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc. Người dân tại hầu hết các tỉnh phía Bắc đang phải căng mình đối phó với tình trạng ngập lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

Mô hình Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Quốc hội và Cử tri

Giải ngân đầu tư công và đường dây 500kV mạch 3

Tính đến cuối tháng 8.2024, ước tính có 274.501 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng giao. Kết quả này thấp hơn mức 42,35% của cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý là 31/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương giải ngân có tỷ lệ thấp hơn bình quân chung của cả nước; đặc biệt, có nơi chưa tiêu được đồng nào.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Thu hồi tối đa tài sản tham nhũng

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn, nhiều tài sản có tranh chấp quyền sở hữu kéo dài hoặc chưa được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về tình trạng pháp lý khi tiến hành kê biên, gây khó khăn cho giai đoạn thi hành án. Đây là nội dung được nêu trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

image_sapo
Quốc hội và Cử tri

Tạo lập không gian phát triển mới

Trong giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến có 12 đơn vị hành chính cấp huyện là thị xã, thành phố sắp xếp với toàn bộ hoặc một phần đơn vị hành chính cấp huyện liền kề. 3 thị xã, thành phố dự kiến thành lập mới trên cơ sở sắp xếp đơn vị hành chính; 4 thị xã, thành phố đã có quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu. 48 thị trấn thuộc 28 tỉnh, thành phố dự kiến sắp xếp với toàn bộ hoặc một phần đơn vị hành chính xã liền kề.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng
Chính sách và cuộc sống

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng

Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng 2024.

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả
Chính sách và cuộc sống

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội)

Quản lý giá thuốc là vấn đề rất quan trọng. Kê khai giá thuốc là một cơ sở pháp lý để tổ chức đấu thầu thuốc. Cho nên quản lý giá thuốc luôn là vấn đề nóng, nhận được rất nhiều sự quan tâm. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua đưa ra khái niệm giá bán buôn thuốc dự kiến thay cho khái niệm giá bán buôn toàn chặng trong dự thảo Luật trước đây. Tuy nhiên, tên gọi có khác nhau, nhưng về nội hàm thì không có sự khác biệt.

Nhu cầu thật hay “ảo”?
Chính sách và cuộc sống

Nhu cầu thật hay “ảo”?

Tại phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức mới đây, dù giá khởi điểm chỉ từ 7,3 triệu đồng/m2 nhưng sơ bộ kết quả trúng thầu cao nhất đã lên tới 133 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần giá khởi điểm; giá trúng thầu lô đất thấp nhất là 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.

Kiểm soát chặt các quy định đặc thù
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát chặt các quy định đặc thù

"Tôi không hiểu tính thống nhất của hệ thống pháp luật này chúng ta xử lý như thế nào", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói khi cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Tài trợ cho hoạt động quy hoạch và những hệ lụy
Chính sách và cuộc sống

Tài trợ cho hoạt động quy hoạch và những hệ lụy

Góp ý vào dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng qua, ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cho rằng, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu tương đối đầy đủ, xác đáng các ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, còn một vài nội dung ông băn khoăn, trong đó vấn đề lớn nhất là việc tài trợ cho công tác quy hoạch.

Luật hóa kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử
Chính sách và cuộc sống

Luật hóa kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử

Trong chương trình làm việc của Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 để thảo luận về các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong tuần này, các đại biểu sẽ thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; quá trình thảo luận trước đó, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm là dự thảo Luật quy định về kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử.

“Khoan thư sức dân”, nuôi dưỡng nguồn thu
Chính sách và cuộc sống

“Khoan thư sức dân”, nuôi dưỡng nguồn thu

Theo đề nghị mới nhất của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đối với hộ kinh doanh sẽ được nâng lên mức từ 200 - 300 triệu đồng/năm thay vì 100 triệu đồng/năm như hiện nay. 

"Tuổi thọ" của luật
Chính sách và cuộc sống

"Tuổi thọ" của luật

"Phải làm thật chắc chắn, thật kỹ lưỡng. Luật nào ra đời là phải có "tuổi thọ" và chất lượng cao". Đây là yêu cầu xuyên suốt được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đặc biệt nhấn mạnh khi chủ trì, điều hành các phiên họp vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Cần cơ sở pháp lý đủ mạnh để cải cách thị trường điện
Chính sách và cuộc sống

Cần cơ sở pháp lý đủ mạnh để cải cách thị trường điện

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 10 tới đây. Một trong những mục tiêu sửa luật lần này là nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng, tiến tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh.