"Tuổi thọ" của luật

"Phải làm thật chắc chắn, thật kỹ lưỡng. Luật nào ra đời là phải có "tuổi thọ" và chất lượng cao". Đây là yêu cầu xuyên suốt được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đặc biệt nhấn mạnh khi chủ trì, điều hành các phiên họp vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Tại Phiên họp thứ 36 vừa bế mạc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét đề nghị của Chính phủ về việc bổ sung 2 dự án Luật vào chương trình lập pháp năm 2024, 2025. Một trong hai đề nghị đã không thuyết phục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể là đề nghị bổ sung dự án Luật Phòng bệnh vào Chương trình năm 2025. Dù đây là một nhiệm vụ lập pháp đã được xác định tại Kế hoạch số 81 nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn quyết định từ chối bởi hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật này chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ rõ, hồ sơ dự án Luật chưa xác định rõ phạm vi điều chỉnh của luật, nội dung các chính sách về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm, phòng, chống các rối loạn sức khỏe tâm thần, bảo đảm dinh dưỡng trong phòng bệnh và các điều kiện bảo đảm để phòng bệnh; đồng thời, cần rà soát kỹ lưỡng quy định của các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. 

Đề nghị còn lại, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, dù đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung vào Chương trình năm 2024, nhưng vẫn còn rất nhiều băn khoăn. Trong đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ rõ, báo cáo tổng kết thi hành Luật Bảo hiểm y tế chỉ ra đến 120 tồn tại, hạn chế nhưng Chính phủ chỉ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều thì "liệu có ổn hay không?". Trước đó, khi Quốc hội sửa đổi toàn diện Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã cho thấy phải tiến hành sửa đổi ngay Luật Bảo hiểm y tế để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. Tháng 3.2022, Chính phủ cũng đã đề nghị bổ sung dự án Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) vào Chương trình năm 2022. Tuy nhiên, đề nghị này chưa được chấp thuận vì còn nhiều nội dung chính sách của dự luật chưa được làm rõ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi đó cũng đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuẩn bị kỹ lưỡng để "sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung vào chương trình". Đến nay, sau gần 2 năm rưỡi, Chính phủ mới đề nghị trở lại việc sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, nhưng lại thu hẹp phạm vi, chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều thay vì sửa đổi toàn diện như yêu cầu đặt ra khi Quốc hội sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh. 

Hai dự án Luật khác được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Phiên họp thứ 36 cũng đặt ra những băn khoăn lớn về chất lượng chuẩn bị. Trong đó, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) có đến 6 nhóm chính sách lớn, nhạy cảm, phức tạp, tác động trực tiếp, toàn diện không chỉ đến sinh hoạt của người dân, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn đến an ninh năng lượng quốc gia, đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, nhưng lại được đề nghị xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám tới theo quy trình tại một kỳ họp.

Không quá gấp gáp về thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua như dự án Luật Điện lực (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật lại đặt ra những băn khoăn về phạm vi sửa đổi. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đã có 17 năm thi hành. Đây không chỉ là khoảng thời gian khá dài mà quan trọng hơn là, thời điểm năm 2006, khi Quốc hội ban hành Luật này, chúng ta mới chỉ đang đi những bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đạo luật này là điều kiện pháp lý tiên quyết, văn kiện trong hồ sơ trình để các nước xem xét, biểu quyết việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Nhưng đến nay, Việt Nam đã hội nhập hết sức sâu rộng, toàn diện, đặc biệt là đã tham gia tới 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó có nhiều cam kết rất cao về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Quy mô, trình độ phát triển của nền kinh tế quốc gia hiện nay cũng đã hoàn toàn khác so với 17 năm trước. Việc sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia không chỉ là để thực hiện cam kết trong các FTA mà còn có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam trên "sân chơi" toàn cầu. Vậy nếu chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thì đã đủ chưa, đã thực sự đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn đang đặt ra hay chưa? 

Từ những dự luật nêu trên càng cho thấy yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về bảo đảm chất lượng các dự án Luật, bảo đảm "tuổi thọ" của các luật khi được ban hành là vô cùng đích đáng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội luôn sẵn sàng xem xét, bổ sung các dự luật vào chương trình nhưng quan trọng nhất vẫn là chất lượng chuẩn bị, như Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, từ cấp vụ, thứ trưởng, bộ trưởng, người đứng đầu các cơ quan soạn thảo đến Chính phủ đều phải "quyết tâm, quyết liệt, quyết làm" và phải "làm thật kỹ, thật chắc, đủ điều kiện, đủ cơ sở để trình có chất lượng", còn nếu vẫn chỉ "làm sơ sơ và trình sang các cơ quan của Quốc hội thẩm tra thấy không bảo đảm thì hết sức uổng công". 

Chính sách và cuộc sống

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào
Chính sách và cuộc sống

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua nhưng hoàn lưu đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc. Người dân tại hầu hết các tỉnh phía Bắc đang phải căng mình đối phó với tình trạng ngập lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

Mô hình Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Quốc hội và Cử tri

Giải ngân đầu tư công và đường dây 500kV mạch 3

Tính đến cuối tháng 8.2024, ước tính có 274.501 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng giao. Kết quả này thấp hơn mức 42,35% của cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý là 31/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương giải ngân có tỷ lệ thấp hơn bình quân chung của cả nước; đặc biệt, có nơi chưa tiêu được đồng nào.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Thu hồi tối đa tài sản tham nhũng

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn, nhiều tài sản có tranh chấp quyền sở hữu kéo dài hoặc chưa được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về tình trạng pháp lý khi tiến hành kê biên, gây khó khăn cho giai đoạn thi hành án. Đây là nội dung được nêu trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

image_sapo
Quốc hội và Cử tri

Tạo lập không gian phát triển mới

Trong giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến có 12 đơn vị hành chính cấp huyện là thị xã, thành phố sắp xếp với toàn bộ hoặc một phần đơn vị hành chính cấp huyện liền kề. 3 thị xã, thành phố dự kiến thành lập mới trên cơ sở sắp xếp đơn vị hành chính; 4 thị xã, thành phố đã có quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu. 48 thị trấn thuộc 28 tỉnh, thành phố dự kiến sắp xếp với toàn bộ hoặc một phần đơn vị hành chính xã liền kề.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng
Chính sách và cuộc sống

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng

Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng 2024.

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả
Chính sách và cuộc sống

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội)

Quản lý giá thuốc là vấn đề rất quan trọng. Kê khai giá thuốc là một cơ sở pháp lý để tổ chức đấu thầu thuốc. Cho nên quản lý giá thuốc luôn là vấn đề nóng, nhận được rất nhiều sự quan tâm. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua đưa ra khái niệm giá bán buôn thuốc dự kiến thay cho khái niệm giá bán buôn toàn chặng trong dự thảo Luật trước đây. Tuy nhiên, tên gọi có khác nhau, nhưng về nội hàm thì không có sự khác biệt.

Nhu cầu thật hay “ảo”?
Chính sách và cuộc sống

Nhu cầu thật hay “ảo”?

Tại phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức mới đây, dù giá khởi điểm chỉ từ 7,3 triệu đồng/m2 nhưng sơ bộ kết quả trúng thầu cao nhất đã lên tới 133 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần giá khởi điểm; giá trúng thầu lô đất thấp nhất là 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.

Kiểm soát chặt các quy định đặc thù
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát chặt các quy định đặc thù

"Tôi không hiểu tính thống nhất của hệ thống pháp luật này chúng ta xử lý như thế nào", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói khi cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Tài trợ cho hoạt động quy hoạch và những hệ lụy
Chính sách và cuộc sống

Tài trợ cho hoạt động quy hoạch và những hệ lụy

Góp ý vào dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng qua, ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cho rằng, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu tương đối đầy đủ, xác đáng các ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, còn một vài nội dung ông băn khoăn, trong đó vấn đề lớn nhất là việc tài trợ cho công tác quy hoạch.

Luật hóa kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử
Chính sách và cuộc sống

Luật hóa kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử

Trong chương trình làm việc của Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 để thảo luận về các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong tuần này, các đại biểu sẽ thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; quá trình thảo luận trước đó, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm là dự thảo Luật quy định về kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử.

“Khoan thư sức dân”, nuôi dưỡng nguồn thu
Chính sách và cuộc sống

“Khoan thư sức dân”, nuôi dưỡng nguồn thu

Theo đề nghị mới nhất của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đối với hộ kinh doanh sẽ được nâng lên mức từ 200 - 300 triệu đồng/năm thay vì 100 triệu đồng/năm như hiện nay. 

Cần cơ sở pháp lý đủ mạnh để cải cách thị trường điện
Chính sách và cuộc sống

Cần cơ sở pháp lý đủ mạnh để cải cách thị trường điện

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 10 tới đây. Một trong những mục tiêu sửa luật lần này là nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng, tiến tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

Cam kết và hành động
Chính sách và cuộc sống

Cam kết và hành động

Sáng 22.8, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khép lại, như nhận định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là “Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp”.