Chiến dịch huyền thoại từ nhiều góc nhìn

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách qua góc nhìn những người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết vùng đất này và thế hệ tiếp nối.

Khác với công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử, bộ sách Điện Biên Phủ có nội dung tuyển chọn, thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ, trình bày hiện đại rõ ràng, bìa mềm, độ dày vừa phải, hướng đến đối tượng độc giả trẻ và các tủ sách cơ quan, doanh nghiệp. Bộ sách quy tụ tác phẩm của nhiều tác giả nổi tiếng: Hữu Mai, Lưu Trọng Lân, Trần Thái Bình, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Minh Phương… Sự đa dạng về thể loại (tiểu thuyết, thư từ, bài viết, ghi chép lịch sử) đã giúp bộ sách dễ tiếp nhận đối với nhiều đối tượng.

Chiến dịch huyền thoại từ nhiều góc nhìn -0

6 tựa sách trong bộ Điện Biên Phủ phát hành lần này gồm: “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” (Nguyễn Huy Tưởng); “Điện Biên Phủ - Thời gian và Không gian” (Hữu Mai); “Điện Biên Phủ - Hoa ban đỏ” (Hữu Mai); “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” (Lưu Trọng Lân); “Điện Biên Phủ - Nhớ lại để suy ngẫm” (Trần Thái Bình); “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” (Hoàng Minh Phương).

Hiểu thêm về “chiến thắng oanh liệt của quân dân ta”

Hoa ban đỏ là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Hữu Mai. Chuyện kể về Bảy, cậu trai mới 12 nhưng vì phẫn nộ trước tội ác của giặc, cậu đã khai lên 14 để theo chị ruột là Tấm làm chiến sĩ du kích. Cậu tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và vận dụng kinh nghiệm đào hầm ở địch hậu vào việc đào chiến hào ngầm đánh lấn, góp phần lập nên chiến công lịch sử. Trong khi đó, chị cậu đã cứu và đem lòng yêu anh Phương, rồi có với anh nhiều kỷ niệm và hẹn ước bên rừng hoa ban Tây Bắc.

“Hoa ban đỏ” vừa là bức tranh tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", vừa là câu chuyện về những con người đã hy vọng, đã chiến đấu, đã yêu và đã hy sinh cho đất nước mình. Cuốn sách cũng là kịch bản cho bộ phim cùng tên năm 1994 đã chiếm trọn trái tim nhiều khán giả.

Điện Biên Phủ - Nhớ lại để suy ngẫm được viết bởi tác giả Trần Thái Bình. Ông là Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông đã dành nhiều thời gian nhìn lại những sự kiện trong trận quyết chiến chiến lược lớn ở Điện Biên Phủ năm 1954. Tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhớ lại để suy ngẫm” là tập hợp những tư liệu trực tiếp và gián tiếp, từ phía Việt Nam và nước ngoài, để độc giả thấy rõ hơn những ý nghĩa và bài học lịch sử từ sự kiện này.

Tác phẩm gồm 5 phần: Ý đồ của Pháp; Sự lựa chọn của ta; Những tiếng sấm Điện Biên (các đợt tiến công và ảnh hưởng từ bàn đàm phán quốc tế); Bài học Điện Biên; Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chủ trương tác chiến mới ở Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử là tác phẩm của Đại tá Hoàng Minh Phương, với lời đề tựa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Hoàng Minh Phương là trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Tư lệnh, tham mưu trưởng Quân đoàn 4, Trưởng khoa Lý luận chung - Viện Khoa học Quân sự bộ Quốc phòng. Với những cương vị như vậy, ông đã có nhiều hiểu biết về chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 diễn ra trên cả nước ta và chiến trường hai nước anh em trên bán đảo Đông Dương thời ấy.

Tập sách được viết từ những tư liệu do tác giả thu thập, cộng thêm ký ức của chính ông, nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ vì sao Điện Biên Phủ lúc đầu không có trong kế hoạch tác chiến của quân viễn chinh Pháp cũng như kế hoạch tác chiến của ta - về sau lại trở thành nơi diễn ra cuộc quyết chiến chiến lược vĩ đại.

Chiến dịch huyền thoại từ nhiều góc nhìn -0

Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ là tác phẩm tâm huyết của tác giả Lưu Trọng Lân. Ông là một cán bộ quân sự của Trung đoàn pháo cao xạ 367 năm xưa đã vinh dự được trực tiếp tham gia chiến dịch từ đầu đến cuối. Hình ảnh bộ đội, dân công chuẩn bị chiến trường và chiến đấu quyết liệt trong 56 ngày đêm, những máy bay quân thù bốc cháy, lao đầu xuống đất, phi công bị bắt sống, hàng nghìn binh lính địch kéo nhau ra hàng - từ trong ký ức không thể nào quên đó, tác giả sẽ đem đến với bạn đọc nhiều thực tế sống động.

Theo lời Thượng tướng Hoàng Minh Thảo: “Ngoài một số vấn đề lớn về chỉ đạo chiến lược, chiến dịch... anh đã dành nhiều trang nói về tác chiến phòng không, về vai trò của Binh chủng Pháo cao xạ, một binh chủng kỹ thuật tương đối hiện đại, lần đầu ra trận tham gia chiến dịch hiệp đồng binh chủng quy mô lớn lần đầu tiên của Quân đội ta, đã có nhiều sáng tạo như bám sát đội hình chiến đấu của bộ binh, bắn rơi nhiều máy bay, vây ép trận địa địch, sân bay, khống chế vùng trời, tiến tới triệt cầu tiếp tế, tăng viện đường không của địch với tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng. Binh chủng Pháo cao xạ đã góp phần quyết định đánh bại không quân Pháp (và cả Mỹ) trên vùng trời Điện Biên, cùng các binh chủng bạn góp phần xuất sắc vào chiến thắng chấn động địa cầu”.

Đây là tác phẩm mà tác giả hướng tới “bạn đọc trẻ và con cháu mai sau, cho những người không có điều kiện tham gia kháng chiến, hiểu được đôi phần về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta”.

Điện Biên Phủ - Thời gian và Không gian là câu chuyện độc đáo về Điện Biên Phủ thông qua lời kể của nhiều thế hệ: Đại tá Quý là người chiến sĩ từng vào hầm chỉ huy tướng De Castries ngày trước. Cô Thanh là thế hệ được sinh ra sau chiến thắng Điện Biên Phủ và lớn lên tại mảnh đất này, trở thành cán bộ giới thiệu tham quan bảo tàng Điện Biên Phủ.

Góc nhìn thứ ba là nhà nghiên cứu sử học người Pháp André và nhà báo châu Phi Mohamed. Andre cũng đã từng có mặt trong đội quân đồn trú ở Điện Biên Phủ. Còn Mohamed trước kia cũng tham chiến và may mắn sống sót.

Họ trở về Điện Biên Phủ để thăm lại chiến trường xưa, giải tỏa những nỗi niềm quá khứ, và tìm lại những mối ân tình kỳ lại nơi mảnh đất họ tìm được sự sống trong cái chết.

Với cách viết lôi cuốn, cảm động, đan xen khéo léo tư liệu lịch sử, tác phẩm giúp bạn đọc hình dung được sự kỳ vĩ của chiến dịch, những tác động lịch sử đối với cuộc đời nhiều con người và nhiều thế hệ.

Chiến dịch huyền thoại từ nhiều góc nhìn -0

Điện Biên tái thiết

Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên là tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, do chính con trai ông là Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn. Nguyễn Huy Tưởng là người dẫn đoàn nhà văn đầu tiên lên Điện Biên Phủ (“Tổ Điện Biên”) kể từ sau ngày chiến sự; tham gia vào mọi công việc lao động thường nhật của các chiến sĩ xây dựng mảnh đất Tây Bắc lịch sử này. Tác phẩm được thai nghén chính trong cái khó khăn, vất vả của một đời sống xây dựng chuyên cần, vị lai, không ngưng nghỉ một phút giây nào ấy.

Nội dung cuốn sách cơ bản được tổ chức thành hai phần: tiểu thuyết Bốn năm sau kể về công cuộc tái thiết Điện Biên của các chiến sĩ sư đoàn 316, bốn năm sau ngày giải phóng (tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học-nghệ thuật) và những trang nhật ký của tác giả, cùng thư từ gửi về cho gia đình, bạn bè văn nghệ trong chuyến đi thực tế dài hơn bốn tháng (8 - 12.1958) ở Điện Biên.

Tác phẩm cho thấy rõ một điều rằng tiếp theo chiến thắng “chấn động địa cầu” là những câu chuyện hậu chiến: những con người lao động kiến thiết quên mình, những số phận éo le điển hình của giai đoạn đặc thù đó, những đấu tranh âm thầm, bền bỉ trong nhận thức nhằm gìn giữ thành quả cách mạng. Tất thảy công cuộc gian nan này của đất và người Điện Biên thời bình khi họng pháo đã im tiếng, ở trạng thái “giữa hoang vu và bàn tay con người”, mà chính vì thế vẫn mang “một sức hấp dẫn lạ lùng”.

Điểm nhấn của tác phẩm này chính là những trang nhật ký và thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng: Mỗi dòng chữ đều cho thấy phẩm chất chân thành của một nhà văn trong công cuộc kiến thiết tổ quốc, với tất cả sự hối hả bức thiết của việc đằm mình trong thực tế để sống và viết.

Theo lời ông Nguyễn Huy Thắng: “... chúng ta cảm thấy sự chân thành của tác giả đối với mảnh đất và con người nơi đây. Ông trân trọng từng kết quả lao động của các chiến sĩ cũng sâu sắc như lòng cảm thông với những khó khăn, thắc mắc của họ. Ông tin tưởng vào tương lai tươi sáng của thành phố Điện Biên cũng dứt khoát như khi nhìn thẳng vào thực trạng ngổn ngang, hỗn độn của mảnh đất chiến trường xưa. Nhưng như chính Nguyễn Huy Tưởng đã từng viết: cuộc sống cứ đi và bao giờ cũng thắng…”

Văn hóa

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...