Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia hơn 500 năm tuổi tại Quảng Bình

Được đúc từ năm 1515, Ấn “Tuần phủ Đô tướng quân” đang được bảo quản tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình, là bảo vật quốc gia quý hiếm, hiện thân cho một phần lịch sử 500 năm về trước.

Bảo vật quốc gia 500 năm tuổi

Tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình đang bảo quản và thực hiện trưng bày Bảo vật Quốc gia Ấn Tuần phủ Đô tướng quân vào những lễ kỷ niệm đặc biệt. Ấn được công nhận là Bảo vật Quốc gia theo Quyết định số 1821/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 24.12.2018.

Theo Bảo tàng tỉnh Quảng Bình, Ấn "Tuần phủ Đô tướng quân" là hiện vật gốc, độc bản và quý hiếm trong số các ấn (triện) được kiểm kê, đăng ký và bảo quản tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình cũng như tại các bảo tàng Trung ương và địa phương. Đây cũng là chiếc ấn duy nhất được tìm thấy của quan “Tuần phủ Đô tướng quân” dưới thời Lê sơ trên cả nước.

Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia hơn 500 tuổi tại Quảng Bình -0
Bảo vật Quốc gia Ấn “Tuần phủ Đô tướng quân” với phần con ấn hình vuông
Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia hơn 500 tuổi tại Quảng Bình -0
Ấn được làm bằng đồng và bị sứt ở một góc phía sau

Trước đó, chiếc ấn được gia đình ông Võ Phi Tần, trú ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) tìm thấy trong một lần đi thăm ruộng cách đây gần 40 năm. Sau đó, ông đã lưu giữ cổ vật tại nhà riêng, được nhiều người dân xung quanh đến chiêm ngưỡng, có người còn ngỏ ý mua lại nhưng gia đình ông không bán. Được cơ quan chức năng vận động và hiểu về giá trị của cổ vật đối với lịch sử và xã hội, gia đình ông đã giao lại chiếc ấn cho Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình để bảo quản và phát huy giá trị.

Ấn cổ được đúc vào ngày 16 tháng 11 năm Hồng Thuận thứ 6 (năm 1515) đời vua Lê Tương Dực, làm bằng chất liệu đồng, nặng 3,6kg, đế ấn dày 2,5cm và được đúc theo hình vuông, kích thước 11x11cm, viền ngoài đến ấn có khoảng cách 1cm.

Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia hơn 500 tuổi tại Quảng Bình -0
Phần núm cầm của Ấn được đúc hình con nghê quỳ

Bên trong ấn là 8 chữ triện “Phụng mệnh Tuần phủ Đô tướng quân ấn”, xếp theo 3 hàng dọc, sử dụng khi các vị quan tướng khâm sai, khâm phái được phong hàm giữ chức “Tuần phủ Đô tướng quân” đến những nơi xung yếu để tuần tra, vỗ về dân chúng các địa phương.

Đặc biệt, điểm nhấn của Ấn là hình khắc núm cầm tái hiện con nghê quỳ, thân nghê cao 6,5cm, dài 9,5cm, là biểu tượng chính trên chiếc ấn đồng cổ, tạo hình thái uy nghiêm cho bảo vật quốc gia.

Bảo quản nghiêm ngặt Ấn cổ

Từ sự quý hiếm và độc bản của Ấn Tuần phủ Đô tướng quân, bảo vật hiện đang được bảo quản nghiêm ngặt tại Bảo tàng tỉnh Quảng Bình và chỉ được trưng bày trong những dịp đặc biệt tại địa phương.

Theo đó, đại diện Bảo tàng Tổng hợp tỉnh cho biết, Ấn được sắp xếp kho bảo quản riêng với hệ thống camera an ninh giám sát 24/24 và thường xuyên được kiểm tra định kỳ.

Các phương án phòng chống cháy nổ, trộm cắp,… cũng được lên xây dựng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bảo vật Quốc gia.

Trong dịp Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, Ấn tuần phủ Đô tướng quân đã lần đầu tiên được trưng bày đến với công chúng, trong điều kiện bảo quản đặc biệt với đội ngũ an túc trực.

Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia hơn 500 tuổi tại Quảng Bình -0
Trưng bày Ấn “Tuần phủ Đô tướng quân” tại Bảo tàng tỉnh Quảng Bình

Theo Giám đốc Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình Lê Thị Hoài Hương, trong thời gian tới, đơn vị đang nghiên cứu phương án thực hiện tiêu bản của Ấn, từ đó có điều kiện trưng bày và giới thiệu về Bảo vật Quốc gia đến với người dân địa phương cũng như du khách.

“Việc trưng bày Bảo vật cần đến nhiều yêu cầu phức tạp về cả điều kiện bảo quản, bảo vệ lẫn an ninh. Do vậy, Bảo tàng đang nghiên cứu để thực hiện phương án tạo tiêu bản của Ấn Tuần phủ Đô tướng quân, từ đó có thể đưa bảo vật đến với công chúng, cũng là thêm một hiện vật giá trị vào diễn trình lịch sử đang được trưng bày tại Bảo tàng”, Giám đốc Bảo tàng tổng hợp tỉnh cho biết.

Bảo tàng tỉnh Quảng Bình hiện đang trưng bày 28.000 tư liệu, hiện vật, hình ảnh, bao quát lịch sử từ khi hình thành của tỉnh Quảng Bình cho đến nay cũng như các đặc điểm về tự nhiên, địa chất,… Riêng trong năm 2023, không gian lịch sử, văn hóa nơi đây đã đón hơn 45.000 lượt khách, là người dân địa phương, trong đó có học sinh, sinh viên cũng như đông đảo khách du lịch đến tìm hiểu về mảnh đất này.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.