Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh:

Chỉ nên đấu thầu dự án khi đã có đất sạch

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nên bỏ quy định đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất chưa giải phóng mặt bằng và chỉ đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất đã giải phóng mặt bằng. 

Đẩy hết khó khăn cho Nhà nước?

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật và Bộ Tài nguyên và Môi trường để góp ý quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Cụ thể, điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều 126 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định trách nhiệm UBND cấp tỉnh tổ chức lập và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất. Trong thời hạn 36 tháng từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu thầu, UBND cấp có thẩm quyền phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư trúng đấu thầu. Nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo HoREA, việc quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh thực hiện đấu thầu trước và đã lựa chọn được nhà đầu tư, rồi sau đó mới ban hành quyết định thu hồi đất tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giao đất sạch cho nhà đầu tư trúng thầu sẽ có một số bất cập và dễ phát sinh xung đột lợi ích giữa cơ quan nhà nước với người có đất bị thu hồi.

Cụ thể, quy định trên sẽ "biến" UBND cấp tỉnh trở thành "người làm thuê" cho nhà đầu tư trúng thầu dự án có sử dụng đất. Đồng thời, dễ khiến người dân "ngộ nhận" là Nhà nước thu hồi đất của mình để giao cho nhà đầu tư tư nhân và dùng tiền ứng trước của nhà đầu tư tư nhân để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà không biết là Nhà nước đã lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu công khai, minh bạch. Ngoài ra, với các quy định này sẽ “đẩy” công việc khó khăn nhất, phức tạp nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư cho Nhà nước thực hiện sau khi đã thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư

Do vậy, HoREA cho rằng, cần bỏ quy định về trách nhiệm của UBND cấp có thẩm quyền phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư trúng đấu thầu.

Tránh xung đột lợi ích

Bên cạnh đó, quy định “nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” chưa đủ “độ rõ” nên sẽ có 2 cách hiểu khác nhau.

Trường hợp 1: Hồ sơ mời thầu đã có quy định “chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” và nhà đầu tư trúng thầu cũng đã đề xuất “chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” trong hồ sơ dự thầu. Áp dụng cách hiểu này có thể gây rủi ro, thiệt hại cho ngân sách trong trường hợp chi phí thực tế phát sinh cao hơn chi phí mà nhà đầu tư đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu.

Trường hợp 2: Hồ sơ mời thầu không quy định “chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, mà sau khi trúng thầu thì nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với cách hiểu này, chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn sẽ là “ẩn số” đối với tất cả các nhà đầu tư dự thầu và nhà đầu tư trúng thầu vì không thể tiên lượng, tính toán được chi phí tạo lập quỹ đất này.

Tuy nhiên, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khó khăn nhất, phức tạp nhất, dễ xảy ra va chạm, xung đột lợi ích với người dân nhất. Vì vậy, HoREA cho rằng, kể cả trong trường hợp 2, tất cả nhà đầu tư đều sẵn sàng chấp nhận và tham gia đấu thầu dự án có sử dụng đất. Bởi lẽ nhà đầu tư “biết rõ” là chậm nhất sau 36 tháng thì UBND cấp tỉnh sẽ giao đất. Do vậy, Hiệp hội đề nghị bỏ quy định đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất chưa giải phóng mặt bằng và chỉ quy định đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất đã giải phóng mặt bằng.

Theo HoREA, việc Nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư "sau khi" đã đấu thầu và chọn được nhà đầu tư hoàn toàn khác với trường hợp Nhà nước chủ động thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng rồi mới đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Cách làm thứ hai giúp thu được tối đa chênh lệch địa tô cho ngân sách để phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, như vậy sẽ không phát sinh “xung đột lợi ích” giữa cơ quan nhà nước với người có đất bị thu hồi và sẽ đạt được sự đồng thuận của người có đất bị thu hồi và toàn xã hội.

HoREA cũng nhấn mạnh, đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất đều nhằm mục đích lựa chọn nhà đầu tư nhưng có điểm khác biệt. Theo đó, đấu giá là để lựa chọn nhà đầu tư trả giá cao nhất; còn đấu thầu là để lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực nhất, dự án có chất lượng tốt nhất và có cam kết nghĩa vụ tài chính với Nhà nước cao nhất.

Kinh tế

Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023 tại 12 Bộ, cơ quan Trung ương
Kinh tế

Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023 tại 12 Bộ, cơ quan Trung ương

Tại Hội nghị công bố quyết định kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023 của 12 Bộ, cơ quan Trung ương diễn ra ngày 31.10, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung nhấn mạnh, đây là cuộc kiểm toán nằm trong Kế hoạch kiểm toán năm 2024 và đề nghị các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để cung cấp thông tin, phục vụ hoạt động kiểm toán đạt kết quả tốt.

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile
Doanh nghiệp

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile

Hà Nội, ngày 29.10, Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024 do Ngân hàng Nhà nước chủ trì đã quy tụ nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng. Tại sự kiện, Techcombank một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile.

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam
Thị trường

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, Yadea - thương hiệu đứng số 1 toàn cầu về doanh số bán hàng trong 7 năm liên tiếp đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam. Với hệ thống nhà máy hiện đại tại Bắc Giang và cam kết hợp tác với các nhà cung ứng nội địa, Yadea đang góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam.

9 tháng đầu năm 2024, BSR đã sản xuất và xuất bán gần 4,8 triệu tấn sản phẩm các loại. Ảnh: BSR
Doanh nghiệp

Lọc hoá dầu Bình Sơn sản xuất gần 4,8 triệu tấn sản phẩm, doanh thu hơn 87 nghìn tỷ đồng

Thời gian qua, giá dầu thế giới biến động mạnh gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các nhà máy lọc dầu trên thế giới. Trong bối cảnh chung đó, nhà máy lọc dầu Dung Quất do Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (mã chứng khoán - BSR) quản lý, vận hành cũng chịu không ít tác động. Vượt qua những khó khăn, trong 9 tháng đầu năm 2024, BSR đã sản xuất gần 4,8 triệu tấn sản phẩm, đạt doanh thu hơn 87 nghìn tỷ đồng.

Giá bất động sản thủ đô tăng “phi mã”, nhà đầu tư dịch chuyển sang khu vực nào?
Bất động sản

Giá bất động sản thủ đô tăng “phi mã”, nhà đầu tư dịch chuyển sang khu vực nào?

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Phổ Yên, một thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nhờ kết hợp hoàn hảo giữa phát triển hạ tầng và sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI.

Bài 4: Phát huy vai trò đầu tàu lĩnh vực logistics
Kinh tế

Bài 4: Phát huy vai trò đầu tàu lĩnh vực logistics

Là tổ hợp cảng biển lớn và hiện đại nhất khu vực miền Trung, một cửa mở quan trọng hướng ra đại dương, điểm đầu và cũng là điểm cuối của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, cảng Đà Nẵng có vai trò đặc biệt, đầu tàu trong lĩnh vực logistics, đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đáng sống - thành phố Đà Nẵng.

Chỉ số cường độ tiêu thụ năng lượng - Energy Intensive Index (EII) của nhà máy giảm xuống khoảng 100% sau đợt Bảo dưỡng tổng thể Nhà máy tháng 3-4.2024. Ảnh: BSR.
Doanh nghiệp

Lọc hóa dầu Bình Sơn đẩy mạnh giải pháp tiết kiệm chi phí trong sản xuất

Các giải pháp tiết kiệm, tiết giảm luôn được Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) áp dụng triệt để, kể cả trong giai đoạn thuận lợi của thị trường. Ở thời điểm hiện tại, khi gặp những khó khăn vì giá dầu giảm sâu, BSR quyết tâm tập trung vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất ở dải công suất tối ưu để tối đa lợi nhuận. Đồng thời, áp dụng các giải pháp tiết kiệm trong điều hành, sản xuất kinh doanh nhằm vượt qua các thách thức từ giá dầu giảm sâu.

Bám sát định hướng phát triển bền vững, SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024
Tài chính

Bám sát định hướng phát triển bền vững, SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024. Bên cạnh phát triển hoạt động kinh doanh, Ngân hàng tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ người nghèo, xóa nhà tạm theo chủ trương của Chính phủ, thực hiện tốt trách nhiệm cộng đồng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Phát triển điện hạt nhân nhằm bảo đảm an ninh năng lượng

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Luật Điện lực (sửa đổi) với mục tiêu chủ yếu là bảo đảm an ninh điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điện hạt nhân là một trong các dạng điện năng; vì vậy, trong Luật cần có tuyên bố về chính sách liên quan đến phát triển điện hạt nhân ở khía cạnh bảo đảm an ninh năng lượng là chính.