Chế tài xử lý tội giả mạo trong công tác

Xin hỏi, pháp luật hiện hành có những chế tài nào xử lý người phạm tội giả mạo trong công tác? - Bạn đọc Trần Thị Vân Trang (Hà Nội).

Chế tài xử lý tội giả mạo trong công tác -0
Luật sư Vũ Tuấn

Luật sư Vũ Tuấn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Tội giả mạo trong công tác theo Điều 359, Bộ luật Hình sự

Hiện hành, tội giả mạo trong công tác được quy định tại Điều 359, Bộ luật Hình sự như sau:

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

- Làm, cấp giấy tờ giả;

- Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

Như vậy, đối với tội giả mạo trong công tác:

+ Đối tượng tác động là giấy tờ, tài liệu chữ ký của người có chức vụ quyền hạn.

+ Người phạm tội đã tác động vào giấy tờ, tài liệu, chữ ký bị sai lệch không đúng với thực tế.

+ Đối tượng xâm phạm là hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, làm cho cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín.

Mức phạt tù với tội giả mạo trong công tác theo Điều 359, Bộ luật Hình sự

Điều 359, Bộ luật Hình sự thì mức phạt với tội giả mạo trong công tác như sau:

- Khung 1: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

+ Làm, cấp giấy tờ giả;

+ Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

- Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

+ Có tổ chức;

+ Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

+ Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 2 giấy tờ giả đến 5 giấy tờ giả.

- Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

+ Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 6 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;

+ Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

- Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;

+ Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Phân biệt tội giả mạo trong công tác và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

- Đối với tội giả mạo trong công tác:

Đối tượng tác động là giấy tờ, tài liệu chữ ký của người có chức vụ quyền hạn. Người phạm tội đã tác động vào giấy tờ, tài liệu, chữ ký bị sai lệch không đúng với thực tế. Đối tượng xâm phạm là hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, làm cho cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín.

- Đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

Đối tượng tác động: giấy tờ, tài liệu giả. Đối tượng xâm phạm là hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính, cụ thể là con dấu tài liệu.

Giải đáp pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.