Chế tài nào xử lý đối với hành vi chặt phá rừng và khai thác khoáng sản trái phép?

Xin hỏi, pháp luật hiện nay quy định chế tài xử phạt đối với hành vi chặt phá rừng và khai thác khoáng sản trái phép như thế nào? - Bạn đọc Nguyễn Quỳnh Hoa (Yên Bái).

Chế tài xử lý đối với hành vi chặt phá rừng và khai thác khoáng sản trái phép -0
Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi chặt phá rừng và khai thác khoáng sản trái phép. Ảnh: ITN

Luật sư Nguyễn Văn Điệp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Hành vi phá rừng được định nghĩa tại Điều 20, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP bao gồm những hành vi sau: “Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Tội hủy hoại rừng bị xử lý như thế nào?

Tội hủy hoại rừng là một tội phạm được quy định cụ thể tại Điều 243, Bộ Luật Hình sự 2015. Với mức xử phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 3 năm và nặng nhất là phạt tù có thời hạn đến 15 năm.

Ngoài ra người phạm tội hủy hoại rừng còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại rừng thì mức xử phạt thấp nhất là 500.000.000 đồng và cao nhất là 7.000.000.000 đồng. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động và cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm hay thậm chí là bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Còn hành vi khai thác khoáng sản trái phép, căn cứ vào các quy định của Luật Khoáng sản 2010 thì việc khai thác khoáng sản trái phép là hành vi vi phạm pháp luật do cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động thu hồi khoáng sản mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi khai thác khoáng sản trái phép bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào các quy định tại Điều 227, Bộ luật Hình sự 2015 về tội “Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” thì người có hành vi vi phạm pháp luật trong việc khai thác tài nguyên thì có thể bị phạt tiền thấp nhất từ 300.000.000 đồng và cao nhất 5.000.000.000 đồng, phạt tù có thời hạn nhẹ nhất là 06 tháng và nặng nhất là 7 năm tù.

Đối với pháp nhân thương mại thì mức phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động từ từ 06 tháng đến 03 năm, ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.