Phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Chậm ban hành văn bản chi tiết chủ yếu do nguyên nhân chủ quan

Thẳng thắn thừa nhận tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết đã tồn tại nhiều năm, chưa thể giải quyết triệt để và chủ yếu do nguyên nhân chủ quan, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh, trong quá trình thẩm tra, thẩm định văn bản, các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau, gộp các nội dung tương tự quy định trong một văn bản để hạn chế số lượng.

Chưa thể giải quyết triệt để

Chia sẻ thực tế khi tiếp xúc cử tri, ĐBQH Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) cho biết, nhiều doanh nghiệp phản ánh, doanh nghiệp khi làm chậm, làm sai so với quy định của pháp luật thì Nhà nước xử phạt chế tài rất nghiêm. Tuy nhiên, đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thì chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh, trong khi đó, việc không ban hành, chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật hoặc ban hành văn bản pháp luật không khả thi có tác động rất lớn đến người dân và doanh nghiệp. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết quan điểm và giải pháp đối với vấn đề này?

Cũng tham gia chất vấn về nội dung này, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) nêu rõ, theo báo cáo, hiện nay vẫn còn 13/129 văn bản quy định chi tiết của luật, nghị định đã có hiệu lực pháp luật trong nhiệm kỳ này nhưng vẫn chưa ban hành các văn bản cụ thể, cá biệt có văn bản còn nợ tới 2 năm 9 tháng, nếu không có phương án giải quyết thì con số này có thể còn kéo dài hơn. Ngoài ra, một số văn bản được đánh giá chất lượng chưa bảo đảm, vừa ban hành thời gian ngắn đã sửa đổi, bổ sung hoặc ngưng hiệu lực thi hành do không phù hợp với thực tiễn hay có bất cập, gây vướng mắc và cản trở sự phát triển. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết trách nhiệm của Bộ trong vấn đề xây dựng thể chế và hướng giải pháp trong thời gian tới. Đại biểu cũng gửi câu hỏi này đến Thủ tướng Chính phủ.

Trả lời các chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận, tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết đã tồn tại nhiều năm, tuy nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, năm 2023 còn nợ 12 văn bản đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực pháp luật; giảm 18 văn bản so với năm 2020, tăng 4 văn bản so với năm 2021 và bằng so với năm 2022. Bộ trưởng khẳng định, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, trong đó có sự chưa chủ động, chưa cố gắng và chưa lường trước hết được của các chủ thể trình văn bản của các bộ, ngành.

Chậm ban hành văn bản chi tiết chủ yếu do nguyên nhân chủ quan -0
Các đại biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Về nguyên nhân khách quan, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, một số luật có số lượng văn bản quy định chi tiết khá nhiều, như Luật Kinh doanh bảo hiểm có đến 37 nội dung; một số văn bản khó, chẳng hạn như Nghị định về tổ chức đại diện người lao động và thương lượng tập thể đối với Bộ Luật lao động, hoặc Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, an ninh mạng. Ngoài ra, một số luật, nghị quyết từ lúc được thông qua cho đến khi có hiệu lực thi hành là tương đối ngắn, nhất là nghị quyết liên quan đến chính sách đặc thù cho các địa phương.

"Bộ Tư pháp cũng như các bộ, ngành khác đều tham mưu chung cho Chính phủ trong công tác thẩm định, rà soát và đôn đốc kiểm tra việc thi hành. Trong sự chậm trễ của các bộ, các ngành cũng có trách nhiệm chung của Bộ Tư pháp", Bộ trưởng Lê Thành Long nêu rõ. 

Phải xác định rõ các nội dung sẽ đưa vào văn bản quy định chi tiết

Về phương hướng khắc phục, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh, cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các giải pháp đã làm từ trước đến nay. So với kì báo cáo trước, Bộ trưởng cho biết, đã có một số tiến bộ rõ rệt. Ngoài ra, các nghị quyết của Chính phủ và chỉ thị, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác xây dựng thể chế đã yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành phải trực tiếp phụ trách công tác xây dựng văn bản pháp luật.

Liên quan đến công tác chuyên môn, Bộ trưởng Lê Thành Long lưu ý, các bộ, ngành trong giai đoạn soạn thảo ngoài việc thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì cần tiếp tục cố gắng để xác định rõ các nội dung sẽ đưa vào văn bản quy định chi tiết. Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm tra, thẩm định văn bản, các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau, đối với vấn đề chưa rõ thì chưa nên đề xuất đưa vào chính sách; hạn chế số lượng văn bản bằng cách gộp các nội dung quy định chi tiết tương tự như nhau để quy định trong một văn bản.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và sắp tới là quy định về công tác xây dựng văn bản. Qua đó Bộ trưởng tin tưởng, cùng với giám sát của Quốc hội, việc ban hành văn bản quy định chi tiết sẽ tạo được đà phát triển và khắc phục được tốt hơn những hạn tồn tại, hạn chế trong thời gian tới.

Tranh luận với Bộ trưởng Lê Thành Long, ĐBQH Lý Tiết Hạnh (Bình Định) dẫn chứng, ngay tại phiên chất vấn hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã nêu rõ, trong Luật Đầu tư công không cho phép sử dụng kinh phí thường xuyên để chi cho các nhiệm vụ chi mang tính đầu tư như mua sắm, sửa chữa nhỏ... mà phải đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm. Cũng trong phiên chất vấn đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách và một số đại biểu nhận định nguyên nhân là do sự tiếp cận không đầy đủ đối với Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, dẫn đến việc hiểu, thực hiện có khác nhau, gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết quan điểm về vấn đề này, cần thực hiện giải pháp gì để có sự thống nhất trong tổ chức thực hiện, tránh những vướng mắc như đã nêu. 

Trả lời tranh luận của đại biểu, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, khi Bộ thực hiện tổng hợp nguồn thông tin đầu vào để xây dựng báo cáo về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội thì Bộ Tài chính không đề cập đến nhưng ở địa phương có phản ánh gặp vướng mắc này. Do vấn đề này còn ý kiến khác nhau, do đó Tổ công tác của Chính phủ chưa tổng hợp vào báo cáo gửi Quốc hội. Đây là vấn đề cần xác định rõ là vướng trong luật hay vướng trong cách hiểu và tương đối phức tạp, Bộ Tư pháp đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và sẽ cùng Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, thảo luận để tìm ra giải pháp phù hợp.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Mở rộng đối tượng kiểm toán độc lập: Tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến doanh nghiệp?

Sáng 7.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giai đoạn 1 dự án cảng hàng không Long Thành

Cho ý kiến về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại phiên họp chiều nay, 6.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giai đoạn 1 của dự án, phân kỳ dự án chưa phù hợp, phải điều chỉnh tất cả các công đoạn từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 1.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết

Thống nhất cần có chính sách vượt trội, đặc biệt để thực hiện dự án, tuy nhiên để bảo đảm khả thi, tăng tính thuyết phục khi cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại phiên họp chiều nay, 6.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát lại 19 chính sách, thuyết minh cụ thể hơn, đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Theo đó, chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết, tác động tiêu cực ít, bảo đảm cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, đơn vị, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Làm rõ cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý, về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của dự án, có ý kiến đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính phải điều chỉnh hợp đồng dự án.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường chiều 6.11
Thời sự Quốc hội

Gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm trong áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung chế tài gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhưng phải bảo đảm sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực

Cho ý kiến với quy định về phân cấp, thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý tại Điều 18, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, khi thay đổi phân cấp, phân quyền cần lưu ý đến tính khả thi, năng lực tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị được phân cấp, cũng như bảo đảm có sự phân công, phối hợp kiểm soát quyền lực.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước; về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Dự án nhỏ cũng phải chờ ý kiến Thủ tướng thì triển khai rất khó khăn
Thời sự Quốc hội

Dự án nhỏ cũng phải chờ ý kiến Thủ tướng thì triển khai rất khó khăn

“Có những công trình nhỏ, như điện, đường, trường, trạm, cống thoát nước, hạ tầng viễn thông... và các công trình cấp bách, nếu phải chờ ý kiến của Thủ tướng mới triển khai sẽ rất khó khăn, kéo dài thời gian không cần thiết”, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững

Nhấn mạnh 2025 là năm cuối nhiệm kỳ, kết quả thực hiện ngân sách, chính sách tài khóa của năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các kế hoạch 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025, các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước, cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Huế (Bắc Kạn). Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tạo tiền đề đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khai thác khoáng sản

Cho ý kiến về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản chiều nay, 5.11, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định cụ thể về thu hồi khoáng sản tại các khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình đối với các loại khoáng sản đặc thù; xem xét giao thẩm quyền phê duyệt kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản cho HĐND cấp tỉnh sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế

Thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế và tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, chi phí hợp lý cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta.

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, phương án phân bổ chi ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.