Cẩn trọng khi mua hàng online

Mua sắm qua hình thức phát trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội và các trang thương mại điện tử đang là xu thế được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, bên cạnh việc giao thương lành mạnh, không ít đối tượng đã lợi dụng sự khó kiểm soát chất lượng hàng hóa nên đã quảng cáo và bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái,... gây thiệt hại đối với người tiêu dùng.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Việc bán hàng qua hình thức livestream ngày càng được ưa chuộng bởi tính tiện dụng, được nở rộ giai đoạn phòng chống dịch Covid-19: Chỉ với chiếc điện thoại thông minh hay máy tính có kết nối internet, người bán có thể tự tổ chức một buổi phát sóng có hàng trăm, hàng nghìn người tham gia. Đặc biệt, giao dịch mua bán diễn ra rất nhanh cùng mức giá “ưu đãi” chỉ có trong “giờ vàng” livestream.

Tuy nhiên, hình thức mua bán qua livestream ngày càng phổ biến thì các chiêu trò lừa đảo, che mắt người tiêu dùng ngày càng tinh vi. Người bán hàng đã lập nhiều tài khoản Facebook, TikTok,.. để livestream bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng… Các sản phẩm này chủ yếu được giới thiệu qua màn hình, dưới ánh đèn, có sự tác động của các app video, cùng những lời giới thiệu có cánh và luôn giục giã của người bán, thì chất lượng sản phẩm là điều khó có thể kiểm định được. Cụ thể, nhiều người sau khi mua hàng đã “tiền mất tật mang”, “ngậm đắng” bởi sản phẩm sau khi nhận không đúng với khi quảng cáo, hoặc hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ...

Lực lượng QLTT đang kiểm tra, phân loại hoàng hóa tại kho hàng phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông
Lực lượng QLTT đang kiểm tra, phân loại hoàng hóa tại kho hàng phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Nguồn: ITN

Anh Nguyễn Đức Thắng (Hải Dương) chia sẻ: “Tôi tình cờ xem trang trên Facebook livestream có quảng cáo bán nồi chiên không dầu mang thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản là hàng chính hãng, do đang trong khung giờ vàng livestream nên giá bán rẻ hơn rất nhiều so với giá hãng niêm yết nên đã tin tưởng đặt mua. Tuy nhiên, khi nhận hàng và sử dụng, tôi mới biết mình đã mua phải hàng kém chất lượng, khác xa với hình ảnh, mã sản phẩm đã chọn. Khi mua rồi, tôi mới thất vọng bởi cách "quảng cáo một đằng, giao hàng một nẻo", và tôi sẽ không bao giờ mua hàng qua mạng nữa.

Chiêu trò khác, chị Nguyễn Thị Hằng (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, có lần, tôi vào trang bán hàng đang livestream để chọn mua ba bộ quần áo trẻ em với mức giá hơn 1 triệu đồng và có để lại số điện thoại, địa chỉ. Đến sáng hôm sau, tôi nhận được điện thoại báo nhận hàng. Tôi cũng thấy hơi lạ vì đơn hàng này giao quá nhanh, vì thường mỗi đơn hàng sau khi đặt giao phải từ 2 - 3 ngày sau mới nhận được hàng, nhưng tôi vẫn thanh toán. Sau khi kiểm tra hàng thì thấy quần áo có chất lượng rất tồi, tôi đã liên lạc ngay với nơi bán hàng thì được biết đơn hàng của tôi đang trên đường giao, khoảng 2 ngày sau mới đến, lúc ấy mới biết mình bị đánh cắp thông tin qua phần bình luận (comment). Tôi phải nhận hàng không đúng với sản phẩm đã đặt, tiền mất và thêm bực mình.

Tương tự, do thường xuyên theo dõi một kênh Facebook livestream bán hàng, chị Nguyễn Thu Trang (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng gặp trường hợp “dở khóc dở cười” gần như bị ép mua hàng mỗi khi vào xem trực tiếp. "Do vài lần chốt đơn mua hàng, mỗi lần khi thấy tôi tương tác thì họ lập tức gọi tên, chào mua sản phẩm đang quảng cáo trên livestream. Nhiều lần tôi chưa kịp trả lời thì người bán đã nhanh chóng tự chốt đơn và ngay lập tức hôm sau tôi đã nhận được hàng. Lần đầu tôi còn cả nể nhận hàng nhưng vài lần sau tôi nổi nóng trả lại hàng lại vì hết lần này đến lần khác được giao đến", chị Trang bức xúc kể lại.

Việc buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ luôn là nỗi lo của người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Rất nhiều vụ việc kinh doanh, sản xuất hàng giả, nhái thương hiệu lớn đã được lực lượng Công an và Quản lý thị trường phát hiện, xử lý.  Điển hình, gần đây nhất, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương); Ban Chỉ đạo 389 quốc gia bất ngờ kiểm tra kho hàng nằm trong khu đô thị Đô Nghĩa, thuộc phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội…; phát hiện số lượng lớn hàng hóa vi phạm.

Tại thời điểm kiểm tra, quản lý kho hàng không xuất trình được các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Tại đây, nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng…, trên vỏ hộp thể hiện xuất xứ từ Hàn Quốc, Mỹ, Canada… Được biết, chủ kho hàng là một “hot girl” nổi tiếng trong kinh doanh hàng hóa online trên nhiều nền tảng mạng xã hội như: TikTok, Instagram, Facebook cũng như website với tên gọi Mailysyle.com. Trên trang Facebook Mailysyle.com thu hút 332.000 lượt thích và 520.000 lượt theo dõi, đăng tải công khai số tài khoản ngân hàng của Nguyễn Hoàng Mai Ly với 12 số điện thoại chốt đơn, tư vấn khách hàng.

Đặc biệt, trong phiên livestream ngày 23.12.2023, tài khoản Mailystyle.com đã thực hiện phiên live kéo dài 12 tiếng với 647.000 lượt xem và 4.100 lượt bình luận chốt đơn sản phẩm; trong phiên livestream ngày 24.12.2023, tài khoản Mailysyle.com có hàng trăm nghìn lượt xem và hàng nghìn đơn hàng được chốt.

Cần chế tài nghiêm để xử lý

Theo Luật sư Phạm Thị Thúy Kiều, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, tình trạng phát trực tiếp (Livestream) quảng cáo bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả ngày càng phổ biến. Một phần do người dân khi mua hàng trên mạng xã hội còn cảm tính, ham đồ rẻ, khi theo dõi mua hàng tại các buổi livestream thường có tâm lý sợ mất lượt mua nên không có thời gian để tìm hiểu về hàng hóa, mua hàng theo đám đông, dễ tin vào các lời quảng cáo của người bán hàng, đặc biệt người bán hàng đó lại là người nổi tiếng thì lại càng dễ tin. Mặt khác, do chưa có các biện pháp đủ mạnh để có thể kiểm soát được các hoạt động livestream bán hàng trên mạng.

"Việc gian dối, bán hàng nhái, hàng giả... là hành vi vi phạm pháp luật và xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi nhà sản xuất và người tiêu dùng. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất và mức độ vi phạm, các hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. Bên cạnh đó, nếu trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015", Luật sư Kiều cho biết thêm.

Do đó, cần có những giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa, giảm bớt nạn hàng giả nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như phòng chống nguy cơ thất thu thuế cho ngân sách nhà nước khi có rất nhiều người bán hàng qua livestream có doanh thu rất lớn, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hoạt động kê khai và đóng thuế theo quy định của pháp luật.

Để ngăn chặn tình trạng này, Luật sư Kiều đề xuất, trong thời gian tới cần có các quy định cụ thể và rõ ràng, tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, cụ thể là tuyên truyền các quy định liên quan sản xuất, buôn bán hàng giả tới các đối tượng và thành phần trong xã hội.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ quản của sàn thương mại điện tử, nền tảng số, mạng xã hội để có các hoạt động livestream bán hàng, để các đơn vị này có các động thái: Cho phép người dân báo cáo tài khoản livestream bán hàng giả, hàng kém chất lượng; có các biện pháp kiểm soát đăng ký tài khoản có hoạt động livestream bằng các thông tin thật; chỉ cho phép livestream bán hàng khi có giấy phép đăng ký kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép; có các biện pháp xử lý nghiêm nếu các tài khoản livestream vi phạm quy định: Khóa tài khoản, trừ tiền ký quỹ...; chia sẻ dữ liệu các tài khoản livestream vi phạm pháp luật về buôn bản hàng giả tới cơ quan chức năng để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Qua đó, nhằm đưa hoạt động kinh doanh này vào trật tự, chịu sự quản lý, giám sát từ phía các cơ quan nhà nước, cùng các chế tài xử lý vi phạm phù hợp.

Về phía người tiêu dùng, khi mua hàng cần kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ; tìm hiểu kỹ thông tin hàng hóa trước khi mua; không chọn mua và sử dụng các hàng hóa giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Cần thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện có các cá nhân, tổ chức bán hàng livestream là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng và quyền lợi của các cá nhân, tổ chức đang sản xuất, buôn hàng thật.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.