Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Cần thêm chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân hợp tác với trại giam

Tham gia thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam tại phiên họp toàn thể sáng nay, 3.6, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị, để tạo sự công bằng với chính sách ưu đãi theo tinh thần của Nghị quyết, cần bổ sung việc miễn thuế thu nhập đối với cả tổ chức và cá nhân hợp tác với trại giam.

Nên quy định cụ thể chính sách ưu đãi     

Theo Tờ trình Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động  lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, do Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an đã triển khai nhiều giải pháp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án hình sự, các bản án, quyết định của Tòa án được thi hành nghiêm minh; an ninh, an toàn các cơ sở giam giữ được bảo đảm. Các chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước đối với người phạm tội được thực hiện tốt. Công tác quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo và tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, cũng như thi hành các biện pháp tư pháp ngày càng hiệu quả.

Cần thêm chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân hợp tác với trại giam -0
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động  lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện công tác thi hành án hình sự nói chung và công tác thi hành án phạt tù nói riêng, trong đó công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số người bị kết án phạt tù tăng tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý giam giữ và giáo dục cải tạo, việc tổ chức lao động cho phạm nhân vốn đang gặp nhiều khó khăn, lại càng khó khăn hơn. Trong khi đó, hầu hết các trại giam đóng quân trên địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, nhất là các trại giam khu vực miền Bắc và miền Trung có diện tích nhỏ, phân tán, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, rất khó khăn trong việc tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân trong trại giam. Do đó, vấn đề đặt ra là cần hợp tác với các tổ chức, cá nhân để mở rộng ngành nghề liên quan đến công nghệ, máy móc,… tạo cơ hội cho phạm nhân lao động, học nghề, tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi chấp hành xong án phạt tù.

Cần thêm chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân hợp tác với trại giam -0
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Hồ Long

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, Ủy ban Tư pháp tán thành với Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Về chính sách miễn thuế thu nhập đối với tổ chức hợp tác với trại giam, Ủy ban Tư pháp tán thành với dự thảo Nghị quyết. Theo đó, thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam từ hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (điểm d khoản 3 Điều 1 dự thảo Nghị quyết).

Ủy ban Tư pháp cho rằng, tổ chức, cá nhân tham gia thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, nhằm chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong thực hiện các chính sách nhân đạo đối với đối tượng đặc thù. Hơn nữa, tổ chức tham gia thực hiện việc thí điểm phải đầu tư rất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân; cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý, điều hành của cán bộ, chiến sỹ trại giam; cơ sở tổ chức sản xuất, dạy nghề... Bên cạnh đó, phần lớn phạm nhân có học vấn thấp, lại chưa có tay nghề hoặc có tay nghề không phù hợp, dẫn tới phát sinh thêm nhiều chi phí trong việc đào tạo nghề và hướng nghiệp... Do đó, để thu hút các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện việc thí điểm và bảo đảm tính khả thi của việc thí điểm thì cần quy định cụ thể chính sách ưu đãi, trong đó có chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp là phù hợp.

Không cần giới hạn là các ngành nghề sản xuất tiêu thụ trong nước

ĐBQH Lê Nhật Thành (Hà Nội) đánh giá, việc tổ chức lao động và học tập phù hợp cho phạm nhân nhằm tạo cơ hội để họ tự cải tạo, trở thành người hữu ích cho xã hội, tạo thuận lợi, chuẩn bị cho việc tái hòa nhập cộng đồng của phạm nhân sau khi hoàn thành việc chấp hành án. Chính vì vậy, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình tổ chức, hoạt động lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là cần thiết, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân; tăng khả năng thu hút, huy động nguồn lực từ nhiều tổ chức, cá nhân hợp tác với trại giam để tổ chức lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân.

Cần thêm chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân hợp tác với trại giam -0
ĐBQH Lê Nhật Thành (Hà Nội) phát biểu tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Hồ Long

Cũng theo đại biểu Lê Nhật Thành, tại điểm d, khoản 3, Điều 1 của dự thảo Nghị quyết quy định thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam từ hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp là phù hợp. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần có thêm cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân hợp tác với trại giam để tổ chức lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc và giúp chia sẻ trách nhiệm của Nhà nước với những đối tượng đặc thù trong xã hội, thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động này, giảm gánh nặng cho nhà nước.

Cần thêm chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân hợp tác với trại giam -0
ĐBQH Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc) phát biểu tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Hồ Long

Về tổ chức hoạt động lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, theo ĐBQH Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc), tại khoản 1, Điều 1 dự thảo Nghị quyết đã xác định đối tượng để trại giam hợp tác gồm có cả tổ chức và cá nhân. Tinh thần chung của Nghị quyết nhằm thu hút các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện việc thí điểm và bảo đảm tính khả thi của việc thí điểm. Dự thảo Nghị quyết quy định các chính sách ưu đãi, trong đó có chính sách miễn thuế thu nhập nhưng tại điểm d khoản 3 Điều 1 về miễn thuế thu nhập lại chỉ quy định miễn thuế thu nhập đối với tổ chức. “Do đó, để tạo sự công bằng với chính sách ưu đãi theo tinh thần của Nghị quyết, ban soạn thảo cần bổ sung điểm d khoản 3 Điều 1 theo hướng việc miễn thuế thu nhập đối với cả tổ chức và cá nhân hợp tác với trại giam”, đại biểu kiến nghị.

Về ngành nghề tổ chức hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, đại biểu Lê Tất Hiếu nêu rõ, tại điểm e, khoản 3, điều 1 dự thảo Nghị quyết quy định là ngành nghề pháp luật không cấm, tập trung vào các ngành nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước. Trong khi đó, Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cho thấy, việc áp dụng thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phù hợp với định hướng cải cách tư pháp và đặc biệt là không trái với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Do vậy, đại biểu đề xuất, Nghị quyết không cần giới hạn là các ngành nghề sản xuất tiêu thụ trong nước mà có thể mở rộng sang cả lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Nội dung này nên để cho trại giam tìm kiếm những ngành nghề phù hợp, thuận tiện tại địa bàn đóng quân, trong đó có thể hợp tác với cả các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước và doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Chiều 4.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ

Chiều 4.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì cuộc gặp mặt công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc để hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - ngôi trường được mệnh danh là “trái tim học thuật”, “ngọn hải đăng tri thức”, niềm tự hào của Armenia và khu vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Trụ sở Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan (YSU).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đến ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đại tướng Khamtay Siphandone.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk

Chiều 3.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan

Sáng 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Tòa nhà Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã có cuộc làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Armenia Davit Arakelyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
Chính trị

Tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia

*Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia ký Thỏa thuận hợp tác

Sáng 3.4, theo giờ địa phương, tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã tiến hành hội đàm.