"TỰ HÀO HÀNG VIỆT" "TINH HOA HÀNG VIỆT NAM"

Cần tăng cường các giải pháp hỗ trợ nhằm đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ hàng Việt Nam

Tại diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam” do Bộ Công thương tổ chức chiều 11.12, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Lê Việt Nga cho biết, sau hơn 14 năm triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,” hàng Việt Nam có thế mạnh (đặc biệt là hàng hóa thiết yếu, hàng tiêu dùng) đang tiếp tục bao phủ rộng khắp các mạng lưới phân phối, từ các kênh phân phối truyền thống tới các hệ thống phân phối hiện đại.

Những kết quả tích cực sau 14 năm thực hiện Cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam” là cơ hội để các cơ quan, đơn vị, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất và tiêu dùng hàng Việt; từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi nhằm đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng hàng Việt trong những năm tiếp theo; qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Thực hiện 4 nhóm giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt Nam -0
Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công thương Lê Việt Nga phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Văn Anh

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công thương Lê Việt Nga cho biết, sau hơn 14 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, hàng Việt Nam có thế mạnh (đặc biệt là hàng hóa thiết yếu, hàng tiêu dùng) đã, đang và tiếp tục bao phủ rộng khắp các mạng lưới phân phối từ các kênh phân phối truyền thống tới các hệ thống phân phối hiện đại. Theo báo cáo của các địa phương, trong hệ thống siêu thị của một số doanh nghiệp trong nước, hàng hoá sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng lớn từ 80 - 90% như Co.opmart (90%), Winmart (90%), BRG Retail (80-90%),...

Thực hiện 4 nhóm giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt Nam -0
Các đại biểu trao đổi tại Diễn đàn. Ảnh: Văn Anh

Các hệ thống phân phối có vốn đầu tư nước ngoài như Aeon, Central Retail, MM Mega Market, LotteMart… cũng có nhiều nỗ lực trong việc đóng góp cho cộng đồng nơi mở cơ sở kinh doanh bằng việc thu mua, hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm địa phương, đặc sản vùng miền (OCOP, hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hàng chủ lực của địa phương,…) và giữ tỷ lệ hàng Việt cao trong kênh phân phối của mình.

Tuy nhiên hiện nay, tại thị trường trong nước, hàng Việt cũng đang phải cạnh tranh gay gắt bởi nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Chưa kể, tỷ trọng hàng ngoại nhập trong hệ thống phân phối, đặc biệt là kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, nhiều khả năng sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Thị trường tiêu dùng nội địa có vai trò quan trọng

Chia sẻ tại Diễn đàn, bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) cho hay: Thị trường tiêu dùng nội địa là một trong những lĩnh vực quan trọng và xu hướng tiêu dùng thường phản ánh những thay đổi về nhu cầu, sở thích, thói quen và giá trị của người tiêu dùng. Việc nắm bắt và đáp ứng xu hướng tiêu dùng là yếu tố then chốt để doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có thể cạnh tranh và phát triển ở mọi thời điểm và bất cứ quốc gia nào.

Đặc biệt, trải qua 14 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã làm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp cung ứng cũng như người tiêu dùng về hàng xuất xứ trong nước, dẫn tới những thay đổi mang tính bước ngoặt với xu hướng tiêu dùng hàng Việt Nam.

Thực hiện 4 nhóm giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt Nam -0Thực hiện 4 nhóm giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt Nam -1
 Các đại biểu tham quan các gian hàng và trải nghiệm sản phẩm, hàng hoá Việt Nam chất lượng cao. Ảnh: VA

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển bền vững thị trường nội địa, doanh nghiệp Việt đã không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm, đa dạng loại hình kinh doanh để sản phẩm được tiếp cậnnhiều nhất tới người tiêu dùng.

Chỉ trong năm 2023, đã có 519 doanh nghiệp đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Cả nước hiện nay có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Đã có 10.881 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên... Đồng thời, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng ưu tiên sử dụng sản phẩm nội địa chất lượng cao.

Để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam trong thời gian tới, bà Lê Việt Nga nhấn mạnh, triển khai các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, Bộ Công thương đã tích cực phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tăng cường thực hiện các chiến lược, giải pháp như đẩy mạnh triển khai hiệu quả Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện chương trình hành động của Bộ Công thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hàng năm.

Theo đó 4 nhóm giải pháp đã được thực hiện đồng bộ là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động; Rà soát, bổ sung, ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, không trái với quy định của tổ chức Thương mại thế giới (WTO);  Hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong nước; Đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh công tác quản lý thị trường.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam lồng ghép trong triển khai các chương trình đề án, cấp quốc gia về kinh tế xã hội như: Đề án Phát triển thương mại trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Đề án Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025; Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP; Chương trình Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025,...

Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam” là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện thuộc Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam”,“Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.