Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi):

Cần giải pháp căn cơ, lâu dài để người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội

Thảo luận dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, các đại biểu nhấn mạnh, hưởng bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề khó, phức tạp, cần tiếp tục nghiên cứu để có phương án tối ưu nhất nhằm giữ chân người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.

Quy định quyền lợi bổ sung nếu người lao động bảo lưu, không nhận bảo hiểm xã hội một lần

Về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần (điểm đ, khoản 1, Điều 74 và điểm đ, khoản 1, Điều 107 dự thảo luật), theo Thường trực Ủy ban Xã hội, ngoài các trường hợp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần tương tự quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành (đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, lao nặng, AIDS), đối với người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, dự thảo luật do Chính phủ trình Quốc hội hai phương án:

Phương án 1, người lao động được chia làm hai nhóm:

Nhóm 1 tiếp tục được áp dụng hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22.6.2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 1.7.2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Khác với quy định hiện hành là, dự thảo Luật có quy định quyền lợi bổ sung nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Nhóm 2, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định này.

Phương án 2, người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Qua thảo luận và ý kiến của các cơ quan tham gia, đa số cho rằng, phương án 1 do Chính phủ trình có nhiều ưu điểm. Bên cạnh đó, có ý kiến đồng tình với phương án 2 với lý do không tạo “lát cắt” giữa các đối tượng tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị tích hợp phương án 2 vào nhóm 2 của phương án 1, theo đó, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng từ sau ngày 1.7.2025 đến 30.6.2030 thì vẫn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo lộ trình giảm dần.

Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm, dù lựa chọn phương án nào thì đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại hoặc nhanh chóng trở lại thị trường lao động, tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài.

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Xã hội ủng hộ phương án 1 của Chính phủ đề xuất, song đề nghị Chính phủ: Làm rõ hơn nữa ưu điểm, nhược điểm của từng phương án, dự báo tác động tới một bộ phận người lao động và những phát sinh khi Luật có hiệu lực thi hành. Đối với phương án 1 (phương án Chính phủ lựa chọn), cần xác định rõ hơn về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần gắn với nỗ lực tìm kiếm việc làm của người lao động và kết quả giới thiệu việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm. Đồng thời, nghiên cứu quy định chặt chẽ hơn, theo hướng có thể giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Thường trực Ủy ban Xã hội cũng đề nghị, Chính phủ cần sớm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề án tổng thể về hỗ trợ người lao động gặp khó khăn phát sinh do thất nghiệp, mất việc làm, bệnh tật... thông qua các chính sách tín dụng xã hội, hỗ trợ tạo việc làm và các chính sách khác giúp người lao động có thể vượt qua khó khăn. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần, an sinh xã hội lâu dài và khi gặp rủi ro...

Tạo cơ hội "giữ chân" người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội 

Tán thành với phương án 1, song ĐBQH Lý Tiết Hạnh (Bình Định) cũng đề nghị, khi xem xét các trường hợp rút bảo hiểm xã hội một lần thì cần có quy trình đánh giá thêm việc rút bảo hiểm xã hội một lần theo phương án này đã thực sự đáp ứng được nhu cầu tài chính trước mắt của người lao động hay chưa. Đại biểu bày tỏ mong muốn, cần phải làm sao để người lao động có thêm cơ hội cân nhắc việc có nên rút bảo hiểm xã hội hay không. Trong trường hợp bất khả kháng thì nhà nước phải tính toán các phương án để hỗ trợ cho người lao động như chính sách hỗ trợ về tín dụng cho người lao động trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Ở góc nhìn khác, ĐBQH Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) cho rằng, phương án 1 chưa phải là phương án tối ưu để giữ chân người lao động không rút bảo hiểm xã hội một lần; chưa thể chế được mục tiêu của Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt.

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry nêu rõ, phương án 1 tạo ra “lát cắt” giữa các đối tượng tham gia trước và sau khi luật này có hiệu lực. Theo số liệu báo cáo hiện nay, hiện có khoảng 17 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội (chiếm khoảng trên 38% lực lượng lao động) trong độ tuổi. Chưa có gì bảo đảm rằng trong số đó, số người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm sẽ tiếp tục rút bảo hiểm xã hội một lần; còn người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày luật có hiệu lực thi hành (1.7.2025) không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần (trừ các trường hợp quy định tại Điều 60 Luật hiện hành). Như vậy, không bảo đảm đúng quan điểm của Đảng ta về bảo hiểm xã hội toàn dân.

Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022 đặt ra nhiệm vụ cần có quy định phù hợp nhằm giảm tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần theo hướng tăng quyền lợi, bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng bảo hiểm hưu trí và giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nêu vấn đề này, đại biểu Trần Thị Hoa Ry cho rằng, nếu tiếp cận theo phương án này sẽ quán triệt được chủ trương của Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Đại biểu cũng cho rằng, nếu chưa phân tích, đánh giá, làm rõ được nguyên nhân của việc rút bảo hiểm một lần thì các chính sách, điều khoản thể hiện trong dự thảo luật chưa thể đáp ứng được mong muốn, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người lao động.

Theo đại biểu, tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần xảy ra nhiều nhất trong giai đoạn đại dịch Covid-19, phần lớn người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu để giải quyết những vấn đề trước mắt trong cuộc sống. “Nếu đây là nguyên nhân chính thì để giữ chân họ, chúng ta cho phép được rút 50% thôi, kèm theo đó nên có giải pháp cho vay trong hệ thống ngân hàng chính sách để tạo điều kiện cho người lao động giải quyết khó khăn trước mắt và khi có điều kiện sẽ quay trở lại tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, đó mới là giải pháp phù hợp, đáp ứng nguyện vọng của người lao động”, đại biểu nói. Với lý lẽ đó, đại biểu thống nhất với phương án 2 và đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện có hệ thống về các giải pháp hỗ trợ, cho vay trong hệ thống ngân hàng chính sách.

Chính trị

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB

Chiều 17.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Chiều 17.9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9.1949 - 9.2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Chiều 17.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát các công việc sau phiên họp lần thứ 13 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khó đến đâu gỡ đến đó, phải làm đến nơi đến chốn, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp; các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng. Chúng ta xác định khó đến đâu gỡ đến đó, tắc đến đâu thông đến đó, phải làm đến nơi đến chốn để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025.