Đoàn ĐĐoàn ĐBQH các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Kiên Giang thảo luận tổ về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cần chính sách đột phá và tương xứng để thu hút nhân tài

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định một số chính sách để thu hút đầu vào đối với nhân tài, nhưng theo các đại biểu Quốc hội, vẫn chưa có quy định cụ thể về cơ chế sử dụng, “giữ chân” nhân tài sau khi đã được thu hút, chưa có chính sách đột phá và tương xứng với vai trò của nhân tài đối với sự phát triển của địa phương, của quốc gia.

Đưa ra cơ chế để khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô

Các đại biểu Quốc hội tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Kiên Giang) tán thành với việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi), nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5.5.2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23.11.2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24.1.2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Qua đó, tạo cơ chế đột phá, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, đưa Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.

Cơ bản tán thành với các chính sách được Chính phủ đưa vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Vương Quốc Thắng (Quảng Nam) đánh giá cao khi tinh thần “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được Tiến sỹ Thân Nhân Trung nói vào năm 1844 đã được thể hiện rõ trong dự án Luật.

Nhưng, để phát huy hết giá trị của những “nguyên khí của quốc gia” này, phát triển Thủ đô thành một thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại, là trung tâm, độc lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, đại biểu cho rằng, cần có chính sách đột phá và tương xứng với vai trò của nhân tài đối với sự phát triển của một địa phương, quốc gia.

“Dự thảo Luật đã quy định một số chính sách để thu hút đầu vào đối với nhân tài, như được xét tuyển, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức hoặc ký hợp đồng làm việc hoặc đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng chưa có quy định cụ thể về cơ chế sử dụng, “giữ chân” nhân tài sau khi đã được thu hút”. Theo đại biểu Vương Quốc Thắng, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu để quy định cụ thể về tiền lương, các thu nhập khác đối với nhân tài, cũng như ưu đãi về chỗ ở, phương tiện đi lại, về y tế, giáo dục cho thân nhân của nhân tài.

Đồng thời, đại biểu cũng lưu ý, Hà Nội có nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, với sự quy tụ của nhiều nhà khoa học, nhân tài chất lượng cao trên khắp thế giới, như vậy “có đưa ra chính sách trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để quy tụ lực lượng này vào các dự án, chương trình nghiên cứu chuyên sâu của thành phố Hà Nội không?”.

ĐBQH Sùng A Lềnh (Lào Cai) cho biết, tại điểm d khoản 5 Điều 27 dự thảo Luật quy định, phân cấp, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật các cơ sở khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe Nhân dân thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 không còn khái niệm “phân tuyến chuyên môn kỹ thuật". Do giữa dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chưa thống nhất với Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành, nên đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị, Ban soạn thảo cân nhắc chỉnh sửa phù hợp.

Ngoài ra, điểm b khoản 2 Điều 28 dự thảo Luật quy định, việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm nghề nông, lâm nghiệp không có hoặc thiếu từ 50% đất sản xuất trở lên. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật chưa quy định như thế nào là “hộ dân tộc thiểu số nghèo”. Nêu ra vấn đề này, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị, Ban soạn thảo cân nhắc chỉnh sửa cho phù hợp hoặc bổ sung khái niệm “hộ dân tộc thiểu số nghèo” hoặc thay bằng cụm từ “hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi”.

Chưa rõ phương thức quản lý, sử dụng tài liệu lưu trữ đặc biệt

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) cho rằng, Điều 12, dự thảo Luật về quản lý lưu trữ tài liệu đặc biệt chưa thực sự làm rõ nội dung quan trọng nhất của quy định này. Tại Điều 12 chủ yếu quy định những tài liệu nào được lưu trữ đặc biệt, các tiêu chí xác định tài liệu lưu trữ đặc biệt... Đây cũng là những nội dung quan trọng, nhưng “quan trọng nhất là quản lý và sử dụng tài liệu lưu trữ đặc biệt như thế nào thì dự thảo Luật quy định rất chung chung và giao Chính phủ quy định chi tiết”. Do vậy, đại biểu đề nghị, Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa quy định tại Điều 12, dự thảo Luật.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú cũng cho biết, khoản 2, Điều 12 quy định 3 tiêu chí liên quan đến tài liệu lưu trữ đặc biệt về nội dung, hình thức và về xuất xứ. Tuy nhiên, quy định như dự thảo Luật sẽ không rõ để một tài liệu được công nhận là tài liệu lưu trữ đặc biệt thì phải đáp ứng cả 3 tiêu chí nêu trên hay chỉ cần đáp ứng một trong 3 tiêu chí?

Một số đại biểu cũng lưu ý về sự chưa sự thống nhất giữa Điều 12 về quản lý tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt với Điểm b, Khoản 2, Điểm 14 về xác định giá trị của tài liệu. Bên cạnh những tiêu chí về nội dung, hình thức, xuất xứ tương tự như quy định tại Điều 12, thì tại khoản 2, Điều 14 quy định thêm các tiêu chí khác như vị trí cơ quan, tổ chức, cá nhân hình thành tài liệu, mức độ toàn vẹn của phong lưu trữ, tình trạng vật lý của tài liệu... để xác định giá trị của tài liệu lưu trữ.

Do giữa tiêu chí để xác định một tài liệu có tiêu chí đặc biệt và tiêu chí để xác định giá trị của tài liệu lưu trữ nói chung chưa thống nhất với nhau, ĐBQH Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc) đề nghị, cơ quan soạn thảo nghiên cứu chỉnh lý, đảm bảo sự thống nhất giữa tiêu chí xác định, phân loại các loại tài liệu lưu trữ này.

ĐBQH Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) cho biết, khoản 5, Điều 9, dự thảo Luật quy định “UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý và lưu trữ tài liệu lưu trữ quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 7 Luật này”.

Tuy nhiên, Điều 14 của Luật Lưu trữ hiện hành đã quy định, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của HĐND, UBND, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của xã, phường, thị trấn được lựa chọn và lưu trữ tại Văn phòng UBND xã, phường, thị trấn. Nhưng do văn bản hướng dẫn cụ thể chưa có, trong khi tài liệu lưu trữ hình thành tại cấp xã bao gồm tài liệu có giá trị hiện hành và tài liệu có giá trị lịch sử hiện nay. Do vậy, các địa phương hiện gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai, hướng dẫn cấp cơ sở thực hiện. Nêu ra thực tế này, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị, bổ sung một khoản vào Điều 9 này, quy định rõ Bộ Nội vụ có trách nhiệm quy định chi tiết việc quản lý tài liệu lưu trữ của xã, phường, thị trấn.

Về Chứng chỉ hành nghề lưu trữ, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh cho biết, tại khoản 1, Điều 57, dự thảo Luật quy định “Chứng chỉ hành nghề lưu trữ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện kinh doanh dịch vụ lưu trữ”.

Tuy nhiên, hiện nay, Cục Văn thư lưu trữ nhà nước thuộc Bộ Nội vụ đang tổ chức bồi dưỡng chứng chỉ hành nghề chỉnh lý tài liệu, trong khi Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp chứng chỉ hành nghề này. Do vậy, đại biểu đề nghị, tại dự thảo Luật cần quy định rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan nào, do cấp nào thực hiện.

Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Danh Tú lưu ý, tại dự thảo Luật đã quy định rất cụ thể quyền, nghĩa vụ của người hành nghề lưu trữ, cũng như điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, song tại khoản 6, Điều 57 chỉ quy định “Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ lưu trữ cho cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ”.

“Việc cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người hành nghề trong lĩnh vực này”. Nhấn mạnh điều này, đại biểu Nguyễn Danh Tú đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung quy định về những trường hợp vị thu hồi chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ bồi dưỡng… để trên cơ sở đó Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện những việc này.

Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự phiên họp thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi); Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB; Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà giáo; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB

Chiều 17.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khó đến đâu gỡ đến đó, phải làm đến nơi đến chốn, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp; các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng. Chúng ta xác định khó đến đâu gỡ đến đó, tắc đến đâu thông đến đó, phải làm đến nơi đến chốn để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Sáng nay, 17.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng Đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn đại biểu Hiệp hội kinh tế văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu.