Các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây

Sáng 24.7, UBND thị xã Sơn Tây (Hà Nội) phối hợp với Viện Khoa học xã hội và Đổi mới sáng tạo tổ chức hội thảo “Các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây”. 

Sự kiện chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây, 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (3.8.1954 - 3.8.2024), 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024).

Theo Chủ tịch HĐND thị xã Sơn Tây Nguyễn Quang Hán, di tích Văn Miếu Sơn Tây được triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng để thờ Đức Thánh Khổng Tử cùng các vị hiền triết và hàng trăm danh nhân khoa bảng xứ Đoài xưa từng đỗ đạt danh hiệu cao quý. Văn Miếu Sơn Tây được khánh thành đời vua Thành Thái 1892, thuộc địa phận thôn Văn Miếu, xã Đường Lâm ngày nay.

Sơn Tây là địa điểm trong trấn xứ Đoài, là trấn phía Tây thành Thăng Long, được xác định là “phên dậu”, có vị trí phòng thủ trọng yếu, bảo đảm cho sự bền chắc của thành Thăng Long (1831). “Việc bảo tồn Văn Miếu góp phần tôn vinh tinh thần hiếu học của dân tộc. Cùng với các di tích tiêu biểu của thị xã, Văn Miếu Sơn Tây đã và đang góp phần gia tăng các giá trị văn hóa xứ Đoài”, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng nhấn mạnh.

Trao đổi về truyền thống hiếu học của tỉnh Sơn Tây xưa, PGS.TS. Bùi Xuân Đính, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, cho biết, trong hơn 850 năm của nền giáo dục và khoa cử nho học, Sơn Tây có 68 người đỗ đại khoa, trong đó có một Tam khôi là Thám hoa Giang Văn Minh, người làng Mông Phụ, xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), còn lại chủ yếu là các đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân và hoàng giáp.

Với 32 đại khoa được khắc tên họ trên bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sơn Tây xứng đáng là vùng địa linh nhân kiệt, góp phần làm giàu truyền thống giáo dục, khoa bảng Việt Nam.

Đề xuất giải pháp phát huy giá trị di tích Văn Miếu Sơn Tây, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, cần quan tâm bảo tồn, tôn tạo di tích; đẩy mạnh tuyên truyền để thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Văn Miếu Sơn Tây, từ đó phát huy tốt nhất giá trị của di tích. Bên cạnh đó xây dựng nơi đây trở thành điểm đến của du lịch học đường. 

Thời gian tới, thị xã Sơn Tây tiếp tục hoàn thành khôi phục dữ liệu cơ sở Văn Miếu; khai thác, phát huy giá trị di tích Văn Miếu; gắn kết di tích Văn Miếu với các di tích lớn khác trên địa bàn thị xã: Làng cổ, Thành cổ, đền Và, đền vua Phùng Hưng, lăng vua Ngô Quyền... để xây dựng tour, tuyến phục vụ du khách...

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.