"Boléro" mở màn Liên hoan Phim Quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2024

Bộ phim điện ảnh về nhạc cổ điển “Boléro” của nữ đạo diễn Anne Fontaine, sẽ chính thức mở màn cho Liên hoan Phim Quốc tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ nhất, trình chiếu ngày 6.4 tại Nhà hát Lớn Thành phố.

Xuất hiện trên thảm đỏ Lễ khai mạc Liên hoan phim Quốc tế TP. Hồ Chí Minh - HIFF lần thứ nhất và giới thiệu bộ phim là đạo diễn Anne Fontaine và nam diễn viên chính Raphaël Personnaz, thành viên Ban Giám khảo Hạng mục Caméra d'or tại LHP Cannes 2023. Tác phẩm cũng có sự góp mặt của nam diễn viên Vincent Perez - nam chính trong tác phẩm “Indochine” (Đông Dương) từng đoạt Giải Oscar năm 1993 cho Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc.

“Boléro” được chọn chiếu mở màn Liên hoan Phim Quốc tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ nhất
“Boléro” được chọn chiếu mở màn Liên hoan Phim Quốc tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ nhất

“Boléro” được lựa chọn mở màn HIFF 2024, đồng thời đại diện cho nước Pháp ở hạng mục Giao lộ điện ảnh - Cinematic Crossroads. Hạng mục này nhằm tôn vinh nền điện ảnh của một quốc gia hoặc thành phố có những thành tựu và ảnh hưởng nổi bật và có mối quan hệ văn hóa, ngoại giao, nghệ thuật đặc biệt đối với TP. Hồ Chí Minh. Đây cũng là lần đầu tiên bộ phim được chiếu trên toàn châu Á.

“Boléro” được công chiếu ở Pháp ngày 6.3, kể về hành trình sáng tạo nghệ thuật của một nhạc sĩ tài hoa. Tại HIFF, phim sẽ được chiếu trong không gian âm nhạc truyền thống và cổ kính của Nhà hát Thành phố, hứa hẹn mang đến trải nghiệm đầy cảm xúc chìm đắm trong thế giới âm nhạc.

Việc lựa chọn chiếu phim của một nữ đạo diễn kì cựu - Anne Fontaine, người nổi tiếng với phong cách làm phim táo bạo, phá vỡ những ranh giới nghệ thuật để khám phá ra những góc nhìn mới trong điện ảnh, sẽ phản ánh tinh thần và xu hướng nghệ thuật của HIFF 2024.

“Boléro” dựa trên cuộc đời của một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thế giới - Maurice Ravel, và tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Boléro. Lấy bối cảnh năm 1927, khi Ravel (do nam diễn viên Raphaël Personnaz thủ vai) được giao nhiệm vụ viết bản nhạc nền táo bạo và gợi cảm cho tác phẩm tiếp theo của nghệ sĩ balê người Nga Ida Rubinstein (do nữ diễn viên Jeanne Babibar thủ vai), bộ phim là hành trình khám phá thế giới sáng tạo của nghệ sĩ khi đối mặt với sự thiếu hụt về mặt cảm hứng. Ở Maurice Ravel, người xem sẽ thấy rõ ảnh hưởng của sự tự phê bình đôi khi còn lớn hơn nhiều phê bình từ người khác.

Cảnh trong phim “Boléro”
Cảnh trong phim “Boléro”

“Boléro” ẩn chứa những nỗi đau thầm lặng của một thiên tài đôi khi lạc lối trong chính bản thân và âm nhạc của mình, của một cuộc sống đầy âm thanh nhưng cũng thật tĩnh lặng, của một người xa lạ trong đám đông nhưng lại háo hức muốn nếm trải nó. Lấy cảm hứng từ một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất thế giới, “Boléro” đã thành công trong việc tạo ra một bức chân dung hấp dẫn về con người có phần “kỳ quặc”, Maurice Ravel.

Chia sẻ về “Boléro”, đạo diễn Anne Fontaine từng nói: “Bộ phim phản chiếu một cách chính xác và có sự kết nối chặt chẽ với cấu trúc thực tế của bản Boléro. Mọi âm thanh, từ âm thanh của nhà máy, tới chiếc đồng hồ... đều được xây dựng theo cấu trúc lặp lại này. Vẫn là một tiếng động, một nhịp điệu nhưng chúng càng ngày càng trở nên phức tạp và dữ dội hơn. Tôi làm "Bolero" dựa trên ý tưởng rằng những âm thanh trong phim được hình thành một cách từ từ, để tạo nên bản nhạc tuyệt vời dài 17 phút này. Như Ravel từng nói, đó không phải là âm nhạc mà là sự thiếu vắng âm nhạc.” (trích “Talk: Anne Fontaine | IFFR 2024”)

Ngoài “Boléro”, nhiều tác phẩm điện ảnh xuất sắc khác của Pháp những năm gần đây cũng sẽ được tuyển chọn trình chiếu trong hạng mục Giao lộ điện ảnh tại HIFF.

Văn hóa

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...