Bồi dưỡng theo nhu cầu giáo viên

Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của các địa phương cần xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. Trên cơ sở nhu cầu bồi dưỡng của người học để thiết kế, xây dựng các khóa bồi dưỡng; tránh tình trạng để thuận lợi cho công tác quản lý mà bỏ qua nhu cầu của người học.

Đó là chia sẻ của Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Tuấn Anh bên lề hội thảo “Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ nhà giáo - thành quả và thách thức” sáng 28.3.

Hoàn thiện hành lang pháp lý 

Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời… Để đạt được mục tiêu này, cách dạy và cách học cần đổi mới như thế nào, thưa ông?

- Từ định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh như vậy thì tất yếu phải đổi mới cách dạy, cách học. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông phải nâng cao năng lực, phẩm chất để đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt là Chương trình GDPT mới. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh về phương pháp học nhiều hơn. Học sinh phải tự học nhiều hơn, biết huy động tổng thể kiến thức, kỹ năng của mình để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Đây cũng chính là định hướng căn bản, chủ đạo trong công tác bồi dưỡng giáo viên thời gian tới.

Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) Phạm Tuấn Anh phát biểu tại hội thảo “Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ nhà giáo - thành quả và thách thức” sáng 28.3
Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) Phạm Tuấn Anh phát biểu tại hội thảo “Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ nhà giáo - thành quả và thách thức” sáng 28.3

- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18.10.2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1.9.2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10.12.2021). Bộ GD-ĐT đã rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bồi dưỡng thường xuyên như thế nào?

- Năm nay, Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành sửa đổi Thông tư số 19 về quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; trong đó quy định bỏ chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên và giao thẩm quyền cho địa phương công nhận kết quả bồi dưỡng hằng năm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Bộ GD-ĐT cũng rà soát, điều chỉnh các Thông tư về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo các hạng chức danh nghề nghiệp (Thông tư 01 đến 04). Theo đó, mỗi cấp học có một chương trình bồi dưỡng, mỗi giáo viên chỉ cần một chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với cấp học đang giảng dạy. Trên cơ sở các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh đã được sửa đổi, bổ sung, Bộ sẽ tiến hành rà soát, sửa đổi các Thông tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên các cấp học; rà soát các mô đun bồi dưỡng thường xuyên được ban hành kèm theo các Thông tư ban hành để tránh chồng chéo; cập nhật, bổ sung những vấn đề mới, phù hợp với đổi mới giáo dục, chương trình GDPT trong giai đoạn tới (thực hiện từ năm 2023).

Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng rà soát, hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông theo định hướng nhận diện được thực trạng năng lực của đội ngũ, phát hiện những năng lực còn yếu, còn thiếu của đội ngũ làm căn cứ xây dựng chương trình bồi dưỡng, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ.

Đổi mới chương trình, nội dung, tài liệu 

Cụ thể, chương trình, nội dung, phương pháp, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên sẽ được đổi mới như thế nào?

- Sắp tới, việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng phải xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; từ thực tiễn và yêu cầu của các cấp quản lý giáo dục ở địa phương theo nhiệm vụ năm học hàng năm có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp để xác định rõ năng lực còn thiếu, còn yếu của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục…

Về đổi mới tài liệu bồi dưỡng thường xuyên thì Hệ thống tài liệu phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được Ban Quản lý Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) chủ trì tổ chức thực hiện. Bộ GD-ĐT giao cho các trường sư phạm xây dựng rất công phu, bài bản; tài liệu đa dạng từ tài liệu giấy, tài liệu số hóa, video, clip, infographic… và được chuyển tải lên Hệ thống học tập trực tuyến (LMS).

Sau khi Chương trình ETEP kết thúc, Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai các kết quả chương trình đã đạt được để triển khai công tác bồi dưỡng. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đang xây dựng Đề án số hóa hệ thống các tài liệu bồi dưỡng và đưa lên hệ thống để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tự học, tự bồi dưỡng theo nhu cầu.

Thời gian tới, công tác bồi dưỡng thường xuyên sẽ duy trì theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Thời gian tới, công tác bồi dưỡng thường xuyên sẽ duy trì theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

 - Để công tác bồi dưỡng thường xuyên hiệu quả, vai trò của địa phương như thế nào, thưa ông?

- Các địa phương cần quán triệt và nhận thức đúng tầm quan trọng của việc bồi dưỡng thường xuyên, xác định rõ việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản lý là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ, do đó phải tập trung mọi nguồn lực và đổi mới công tác quản lý để thực hiện có hiệu quả theo từng năm học.

 Các địa phương cũng cần xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý giáo dục cốt cán bảo đảm đủ số lượng và chất lượng để thực hiện các công việc: Hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại địa phương, thảo luận, tháo gỡ vướng mắc; liên hệ, trao đổi với các chuyên gia để giải đáp thắc mắc trong quá trình giáo viên tự bồi dưỡng.

Cùng với việc tổ chức bồi dưỡng có sự hướng dẫn, trao đổi của đội ngũ cốt cán, chuyên gia giáo dục, các địa phương cần triển khai nghiêm túc, hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên hàng năm trên tinh thần lựa chọn các hình thức đánh giá linh hoạt, phù hợp với đối tượng và hình thức tổ chức bồi dưỡng, đảm bảo tính khách quan, trung thực. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức, đánh giá kết quả bồi dưỡng. Sử dụng tốt kết quả bồi dưỡng thường xuyên trong đánh giá đội ngũ và việc thực hiện các chế độ chính sách khác, góp phần thiết thực trong công tác phát triển đội ngũ.

Các sở giáo dục và đào tạo cũng cần chủ động tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị..., đầu tư kinh phí và cơ chế, chính sách của địa phương cho công tác bồi dưỡng thường xuyên.

- Xin cảm ơn ông!

Giáo dục

Trẻ em học tại một học viện hagwon tư nhân ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 10.8. 2016. Yelim Lee/AFP/Getty Images
Giáo dục

Kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo ở Hàn Quốc: Cuộc đua không hồi kết

Sáng sớm cuối tuần, hàng dài phụ huynh xếp hàng cùng những đứa trẻ mà có em còn chưa học xong mẫu giáo. Không phải để tiêm ngừa hay vui chơi cuối tuần, mà là để tham gia một kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo. Được gọi là 'kỳ thi 4 tuổi' và 'kỳ thi 7 tuổi' theo cách nói địa phương, đây là biểu hiện mới nhất của cơn sốt giáo dục từ sớm của Hàn Quốc.

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm
Giáo dục

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm

Ngày 29.4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố về việc xử lý thông tin báo chí liên quan tới việc dạy thêm, học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2, phường Láng Thượng. 

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ
Giáo dục

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ

Chiến thắng 30.4.1975 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. 50 năm sau ngày non sông nối liền một dải, kế thừa kỷ nguyên độc lập, những công dân trẻ sống trong hoà bình trở thành nòng cốt của Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình.