Thầy giáo Nghệ An tái hiện khoảnh khắc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập bằng phấn màu

Chỉ với bảng xanh và hộp phấn màu giản dị, thầy giáo Nguyễn Trí Hạnh đã tái hiện khoảnh khắc thiêng liêng trong ký ức dân tộc - "Chiếc xe tăng số hiệu 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập vào ngày 30.4.1975". 

Đây không phải là bức tranh đầu tiên của thầy giáo Nguyễn Trí Hạnh (Giáo viên Mỹ thuật, Trường THPT Hermann Gmeiner, TP. Vinh). Trước đó, thầy đã nổi tiếng với gần 500 bức tranh được vẽ trên bảng tuyệt đẹp như: Con rồng cháu tiên; Tác phẩm về Mẹ; Mừng Đảng mừng Xuân;...

Sau khi hoàn thiện và đăng tải lên mạng xã hội, tác phẩm tái hiện khoảnh khắc lịch sử của thầy giáo Nghệ An đã nhận về nhiều lượt yêu thích, bình luận từ học trò, khán giả, và các giáo viên khác.

z6550412777723-115153fa2ca6494218da59e5e6326e98.jpg
Bức tranh tái hiện khoảnh khắc thiêng liêng khi chiếc xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập vào ngày 30.4.1975 (Ảnh: NVCC)

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, thầy Hạnh tâm sự đã mất nhiều thời gian nghiên cứu các tư liệu, thước phim lịch sử để hình dung rõ nét thời khắc trọng đại của dân tộc. Với thầy Hạnh, có hiểu, có yêu chủ thể của mình, tác giả mới tạo được một tác phẩm chân thực và ý nghĩa.

Toàn bộ bức tranh được vẽ bằng phấn màu với gam tươi sáng, đậm chất sử thi. Dưới bàn tay tài hoa của thầy Hạnh, khoảnh khắc huy hoàng của lịch sử gần như được tái hiện trọn vẹn. Hình ảnh xe tăng hùng dũng tiến vào Dinh Độc Lập, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, hay các chiến sĩ Giải phóng quân nhanh nhẹn băng qua cánh cổng bị húc đổ... như được "sống dậy", gợi lên trong người xem nhiều cảm xúc.

Theo thầy Hạnh, phần khó nhất trong quá trình thực hiện chính là vẽ chiếc xe tăng. Chi tiết này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, dù là nét vẽ đơn giản nhất. Bên cạnh đó, chất liệu phấn cũng không hề dễ vẽ.

"Để vẽ bức tranh, tôi dùng một hộp phấn màu - loại phấn thuộc hạng rẻ nhất. Do hạn chế về màu sắc, tôi phải tự hòa trộn để tạo nên các gam màu sinh động. Loại phấn này cũng không thể lan màu như các chất liệu vẽ thông thường. Muốn tạo độ chuyển màu mềm mại, chủ yếu phải dựa vào kỹ thuật đánh bằng tay", thầy Hạnh bật mí.

z6508492059051-7df2e1b2542a534281935256eee16089-114632.jpg
Bức tranh được vẽ hoàn toàn bằng phấn màu trên bảng xanh (Ảnh: NVCC)

Vốn là cựu sinh viên ngành Hội họa của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Nghệ An, thầy Trí Hạnh đã kinh qua nhiều chất liệu như sơn dầu, màu nước hay màu bột. Tuy vậy, vẽ bằng phấn trên bảng xanh vẫn là trải nghiệm mới mẻ, và tương đối thử thách với thầy giáo trẻ.

"Tôi bắt đầu bén duyên với vẽ bằng phấn từ năm 2021. Để vẽ phấn, cần phải hiểu cơ bản về hình họa. Tiếp đến, phải biết kỹ thuật dùng phấn. Về màu sắc của phấn, ngoài màu gốc từ phấn còn do ánh sáng mà nên, do đó phải hiểu nguyên lý sáng tối mới tạo được hiệu ứng màu sắc hấp dẫn, thu hút người xem.

Đồng thời, trước khi vẽ, tác giả cần phải sắp xếp bố cục hình ảnh sao cho đúng, phù hợp với nội dung thể hiện. Đặc biệt, phải chú ý đến chất liệu bảng và phấn", Thầy Hạnh cho biết.

Trước đó, các tác phẩm của thầy Hạnh chủ yếu xoay quanh nhịp điệu văn hóa, đời sống của người Việt Nam. Từ những phiên chợ quê nhộn nhịp, cánh đồng lúa chín vàng đến những góc phố nhỏ quen thuộc... mỗi bức tranh đều truyền tải hơi thở mộc mạc của cuộc sống thường ngày.

z6326671690693-02f18d9ca31b45cc42c0b7e58a0d7664.jpg
Tác phẩm vẽ về Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: NVCC)
z6326673565990-42776c7b1c5ff4eb133cab0fb9f1e444.jpg
z6326674599071-6e79ba2a8c38314e0ddae5b5c8bb4e3b.jpg
Một góc thường nhật của người nông dân qua tác phẩm của thầy Nguyễn Trí Hạnh (Ảnh: NVCC)

Dịp này, với bức tranh tái hiện khoảnh khắc lịch sử ngày 30.4, thầy Hạnh chọn bước ra khỏi các chủ đề quen thuộc để thử sức với đề tài mới về lịch sử. Điểm khó khi tái hiện lịch sử qua nghệ thuật, không chỉ đòi hỏi người họa sĩ cần độ chính xác cao; mà còn cần truyền tải được chiều sâu cảm xúc; tránh gò bó, rập khuôn.

"Tôi thực hiện bức tranh tái hiện khoảnh khắc lịch sử này không chỉ để chào mừng ngày Giải phóng miền Nam, mà còn mong có thể giáo dục học sinh về truyền thống đấu tranh của dân tộc. Thế hệ trẻ hôm nay cần khắc ghi giá trị của độc lập, tự do và phấn đấu để tiếp tục bảo vệ, phát triển các thành quả cách mạng đó", thầy Trí Hạnh nhấn mạnh.

Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?
Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?

Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng tới dấu mốc thiêng liêng của dân tộc - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) nhiều trường đại học đã tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, ý nghĩa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần tri ân sâu sắc và khát vọng cống hiến trong thế hệ sinh viên. 

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ
Giáo dục

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ

Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Hoàng Long tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp đập của IP", do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 25.4.

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29
Giáo dục

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29

Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.