Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt trong bối cảnh khó khăn

Chiều 13.10, tại Bình Định, đã diễn ra Hội nghị tiếp xúc giữa Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định và các tổ chức thành viên trước thềm Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định dự hội nghị.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt trong bối cảnh khó -0
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trao đổi với cử tri tỉnh Bình Định

Dự cuộc tiếp xúc cử tri có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Kim Toàn; Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Lý Tiết Hạnh; ông Nguyễn Văn Cảnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định.

Về phía tỉnh Bình Định, dự hội nghị có bà: Nguyễn Thị Phong Vũ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định; bà Huỳnh Thúy Vân - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định và đông đảo người dân và cử tri tỉnh Bình Định.

Quốc hội sẽ bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng của đất nước

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Lý Tiết Hạnh cho biết, Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 20.10.2022. Kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành toàn thời gian để họp trực tiếp. Ngoài chương trình xây dựng luật, giám sát và quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ kiện toàn một số chức danh cấp cao. 

Về công tác lập pháp, Quốc hội xem xét thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo Nghị quyết. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng cho ý kiến đối với 7 dự án luật khác trong đó Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến lần đầu.

Thông tin thêm đến các cử tri, bà Lý Tiết Hạnh cho biết thêm, tại kỳ họp tới đây, Quốc hội sẽ bàn các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo về: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2022; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023; xem xét giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án BOT.

Kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Theo bà Lý Tiết Hạnh, vừa qua có 29 ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đã có 23 ý kiến được trả lời bằng văn bản, trong đó có 10 ý kiến được trả lời trực tiếp cho cử tri.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt trong bối cảnh khó -0
Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri chiều 13.10 của Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định

Mọi chính sách tài khóa đều lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Tại hội nghị tiếp xúc cử tri, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và các đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã giải đáp nhiều kiến nghị cử tri. Làm rõ hơn một số vấn đề cử tri tỉnh Bình Định quan tâm, Bộ trưởng cho biết, hơn 2 năm trải qua đại dịch Covid-19, kinh tế -xã hội gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều hành chính sách tài khóa mở rộng, linh hoạt.

Theo đó, về kiểm soát lạm phát, Bộ Tài chính với vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan chủ động tính toán và dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát, xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá và đưa ra các giải pháp phù hợp để kiểm soát lạm phát.

Công tác quản lý điều hành giá được thực hiện thận trọng, giá các mặt hàng nhà nước định giá cơ bản được giữ ổn định từ đầu năm đến nay như giá bán lẻ điện bình quân, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công.

Thời gian tới, trong công tác quản lý, điều hành giá, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, ngành, địa phương từ nay đến hết năm 2022 cần chủ động triển khai các giải pháp đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2022 trong khoảng 4%. 

Về chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế cho người dân và doanh nghiệp, theo Bộ trưởng, trong 9 tháng năm 2022, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Quốc hội xem xét thông qua một số chính sách giảm thuế, qua đó góp phần giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như: Giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 1.2.2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu lần 1 từ ngày 1.4.022 và lần 2 về kịch khung thuế từ ngày 11.7.2022…

“Việc giãn, giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí đã giúp doanh nghiệp có nguồn vốn quay vòng, vượt qua khó khăn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh”, người đứng đầu ngành Tài chính nói.

Thông tin thêm cho cử tri và nhân dân Bình Định, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian qua, Bộ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt giảm 10% tiết kiệm ngay từ khâu dự toán; đưa vào nền kinh tế gói hỗ trợ lên tới 347 nghìn tỷ đồng, trong đó, có 131 nghìn tỷ đồng đầu tư vào cơ sở hạ tầng; đầu tư vào y tế 14 nghìn tỷ đồng; 38 nghìn cho Ngân hàng chính sách xã hội; hỗ trợ 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2%; cho công nhân thuê nhà 6.600 tỷ đồng…

“Đáng chú ý, Bộ Tài chính đã tham mưu Chính phủ thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19, đã huy động được 11 nghìn tỷ đồng, cùng với ngân sách tiêm miễn phí cho toàn dân. Số dư hiện nay là hơn 3 nghìn tỷ đồng. Đây là rất thành công trong huy động các nguồn lực”, Bộ trưởng khẳng định. 

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, dự báo sắp tới, lạm phát trên thế giới sẽ tăng cao, do đó, Việt Nam sẽ tập trung nhiều giải pháp phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, giữ giá đồng tiền, đảm bảo đời sống của nhân dân, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. 

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt trong bối cảnh khó -0

Về ý kiến cử tri đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm rà soát, điều chỉnh chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, sớm nâng mức lương, tăng mức hỗ trợ cho đối tượng không chuyên trách; tăng chế độ phụ cấp và xem xét chính sách đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên ngành y tế, nhất là những người có kinh nghiệm, thâm niên trong ngành..., Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã có giải đáp cụ thể.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt trong bối cảnh khó -0

Theo Bộ trưởng, thời gian tới sẽ trình cấp có thẩm quyền thực hiện: từ 1.7.2023, tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%). Tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng NSNN đảm bảo khoảng 12,5% (cùng với mức điều chỉnh tăng 7,4% đã thực hiện năm 2022 thì cơ bản tương đương mức tăng lương cơ sở). Tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%. Từ ngày 1.1.2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt trong bối cảnh khó -0
Thời báo Tài chính Việt Nam và Trường Đại học Tài chính - Marketing
trao tặng 100 triệu đồng cho Hội Khuyến học tỉnh Bình Định

Nhân dịp tiếp xúc cử tri của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại tỉnh Bình Định, Thời báo Tài chính Việt Nam và Trường Đại học Tài chính - Marketing đã trao tặng 100 triệu đồng cho Hội Khuyến học tỉnh Bình Định.

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.