Bộ GD-ĐT: Giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, chiếm khoảng 30% tổng tiền lương

Theo Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức, hiện chỉ có 4-5 ngành nghề được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề. Trong đó, mức phụ cấp theo nghề của nhà giáo là cao nhất.

"Nhà giáo có thể hy vọng không hay lại mừng hụt"?

Tại tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo do Bộ GD-ĐT vừa tổ chức, một số ý kiến cho biết, năm 2019 khi xây dựng Luật Giáo dục sửa đổi, vấn đề xếp lương nhà giáo cao nhất trong thang bảng lương từng được đưa vào Dự thảo, tuy nhiên điều này sau đó đã phải rút lại bởi lý do không có nguồn lực thực hiện. Vậy quyết tâm đưa chủ trương này vào dự án Luật Nhà giáo có khả thi, “nhà giáo có thể hy vọng không hay lại mừng hụt như lần trước”?

Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng lo lắng về việc thu nhập có thể sẽ bị giảm dù đề xuất xếp lương giáo viên cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp được thực hiện, vì không còn các khoản phụ cấp hiện hành.

Trả lời vấn đề trên, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), Thành viên thường trực Ban soạn thảo Dự án Luật Nhà giáo Vũ Minh Đức cho biết, hiện nay, các cơ quan chức năng đang thực hiện việc xây dựng chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, áp dụng từ 1.7.2024 sắp tới.

Trong đó, theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW, thiết kế cơ cấu tiền lương mới bao gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp ưu đãi theo nghề (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Như vậy từ ngày 1.7 khi thực hiện cải cách tiền lương, đối với ngành giáo dục, ngoài tiền lương cơ bản, các thầy cô được hưởng thêm phụ cấp ưu đãi theo nghề, chiếm khoảng 30% tổng tiền lương.

Theo Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức, hiện chỉ có 4-5 ngành nghề được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề. Trong đó, mức phụ cấp theo nghề của nhà giáo là cao nhất.

Cục trưởng Vũ Minh Đức nhấn mạnh, một nguyên tắc trong thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW, đó là “tiền lương mới không thấp hơn mức tiền lương cũ” hay không thấp hơn tổng thu nhập nhà giáo được hưởng hiện nay.

Trường hợp sắp xếp tiền lương mới mà thấp hơn tiền lương các thầy cô đang được hưởng thì các thầy cô được quyền bảo lưu tiền lương cũ cho đến khi đáp ứng nguyên tắc tiền lương mới không thấp hơn mức tiền lương cũ. Do vậy, ông Đức nhắn nhủ đội ngũ nhà giáo yên tâm về việc cải cách tiền lương sắp tới.

“Giáo viên hoàn toàn có thể yên tâm rằng tiền lương của mình chắc chắn sẽ cao hơn tiền lương hiện nay được hưởng”, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức nói.

Bộ GD-ĐT: Tiền lương mới của giáo viên chắc chắn sẽ cao hơn -0
Ngoài tiền lương cơ bản, thầy cô được hưởng thêm phụ cấp ưu đãi theo nghề, chiếm khoảng 30% tổng tiền lương 

Cơ quan nào thu hồi chứng chỉ hành nghề nhà giáo?

Với một số ý kiến bày tỏ lo lắng liệu Luật Nhà giáo với nhiều yêu cầu cao như vậy có khiến “người học sư phạm cảm thấy nhụt chí”, là rào cản ảnh hưởng tới bài toán tuyển dụng sau này, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức khẳng định: “Đảng và Nhà nước luôn luôn coi trọng vị trí của nhà giáo. Chính vì sự quan tâm như vậy nên đã dành cho nhà giáo một bộ luật để điều chỉnh. Luật Nhà giáo là luật điều chỉnh về người, hiện nay có rất ít trong hệ thống pháp luật của chúng ta”. Ông Đức cho rằng đây là sự đánh giá rất cao của xã hội dành cho nghề giáo.

Bên cạnh đó, Luật Nhà giáo cũng thiết kế ưu đãi của nhà giáo cao hơn so với các ngành nghề khác, ví dụ lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp.

Cục trưởng Vũ Minh Đức chia sẻ, đặc thù nhà giáo là đào tạo ra sản phẩm nhân cách của người học, nên những yêu cầu được nêu ra trong Luật Nhà giáo là hoàn toàn phù hợp với sản phẩm đầu ra của giáo dục.

Bộ GD-ĐT: Tiền lương mới của giáo viên chắc chắn sẽ cao hơn -0
Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), Thành viên thường trực Ban soạn thảo Dự án Luật Nhà giáo Vũ Minh Đức (Ảnh: Trần Hiệp)

Liên quan đến chứng chỉ hành nghề nhà giáo, có ý kiến bày tỏ băn khoăn vì sao sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng sư phạm, được đào tạo bài bản ở những đơn vị uy tín vẫn phải trải qua kỳ sát hạch để có thể cấp chứng chỉ hành nghề.

Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức thông tin, hiện nay, để trở thành giáo viên có hai nguồn. Thứ nhất, các sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm, bao gồm cao đẳng sư phạm và đại học sư phạm. Thứ hai, người tốt nghiệp ngành khác đạt trình độ đào tạo theo quy định và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được tuyển dụng làm nhà giáo.

Tất cả đối tượng này đều phải thực hiện việc thực tập trong thời gian 1 năm, sau đó trải qua đánh giá, nếu hoàn thành việc thực tập thì được tuyển dụng vào làm nhà giáo.

Ông Đức nhấn mạnh, một người muốn trở thành nhà giáo cần có ba yếu tố: kiến thức chuyên môn đối với những môn học sẽ giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm (hiểu rõ về phương pháp giảng dạy, tâm lý người học) và kỹ năng giảng dạy. “Có những người có đủ bằng cấp chuyên môn, có đủ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, nhưng kỹ năng giảng dạy không có. Đây là 3 yếu tố phải có để có thể hành nghề được”, ông nói.

Theo Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, người tốt nghiệp sư phạm hay chưa tốt nghiệp sư phạm, trước khi hành nghề giáo đều phải có một quá trình đào tạo, tạm gọi là đào tạo nghề. Đối với những nội dung đào tạo nghề này, cấu trúc của module đào tạo nghề sẽ có những module đã được giảng dạy trong trường đại học.

Vì vậy, với những sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm khi tham gia các khóa đào tạo này sẽ không phải học những nội dung trùng lặp và được rút ngắn thời gian đào tạo nghề để sớm được cấp chứng chỉ hành nghề. Như vậy, có sự phân biệt giữa sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm và không tốt nghiệp các trường sư phạm trong quá trình để cấp giấy chứng nhận hành nghề.

Đối với thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề, Cục trưởng Vũ Minh Đức cho hay, cơ quan nào cấp thì cơ quan đó có quyền thu hồi.

Chẳng hạn, với cơ quan cấp Bộ gồm Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp chứng chỉ hành nghề cho giảng viên các cơ sở giáo dục trực thuộc thì Bộ có quyền thu hồi. Tương tự, các Sở GD-ĐT cấp chứng chỉ hành nghề cho giáo viên ở địa phương mình thì có thể thu hồi.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.