KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10.10.1954 - 10.10.2024)

Biểu tượng của khát vọng hòa bình

Trong suốt chiều dài lịch sử, cùng dân tộc trải qua những cuộc chiến khốc liệt, Hà Nội vẫn giữ vững khí chất kiên cường, với khát vọng hòa bình trường tồn; đây cũng là sức mạnh để Hà Nội vươn lên mạnh mẽ.

“Thăng Long phi chiến địa”

Từ Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh đến Bắc Thành rồi Hà Nội, mảnh đất này đã trải qua hơn nghìn năm hình thành, phát triển, can qua nhiều cuộc binh biến lịch sử. “Thăng Long phi chiến địa” (nghĩa là Thăng Long không phải đất của chiến sự) nhưng thực tế kinh thành này từng là chiến trường ác liệt của cả nội chiến và ngoại xâm, tổn hại rất nhiều. Như sinh thời, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc nhận định Thăng Long - Hà Nội đúng là mảnh đất dạn dày lửa đạn và cũng là một tòa thành bách chiến bách thắng, bởi kẻ thù nào chạm tới mảnh đất thiêng này cũng đều phải tháo chạy. Mỗi tấc đất Thăng Long - Hà Nội còn ghi dấu bao sự tích oai hùng và đượm thắm máu đào liệt sĩ.

Soi chiếu các mốc thời gian, nhà sử học Dương Trung Quốc nhìn ra “thước phim” quay ngược về lịch sử Hà Nội: những ngày bắn phá máy bay ném bom B52 gầm rú trên bầu trời (trận Điện Biên Phủ trên không - 1972), những ngày mở rộng cửa ô đón đoàn quân chiến thắng trở về (1954), những ngày đặt mìn, đào chiến hào của Trung đoàn Thủ đô, mở đầu Toàn quốc kháng chiến (cuộc rút quân mùa đông 1946 lên chiến khu Việt Bắc)… Lùi xa hơn nữa, mảnh đất này từng bị chiếm đóng 80 năm dưới ách đô hộ của chế độ thuộc địa Pháp, cũng từng là nơi kết thúc cuộc chiến tranh chống xâm lược phương Bắc, đỉnh cao là chiến thắng Tây Sơn… Đặc biệt, gần 600 năm trước, vào đầu thế kỷ XV, truyền thuyết vua Lê trả gươm cho rùa thần sau khi quét sạch giặc thù, gắn với tên hồ Hoàn Kiếm cho tới ngày nay, đã trở thành biểu tượng cho khát vọng hòa bình trường tồn của Thăng Long - Hà Nội.

h6-6471.jpg
Trong suốt chiều dài lịch sử, Hà Nội vẫn giữ vững khí chất kiên cường với khát vọng hòa bình trường tồn. Nguồn: BDL

Vì niềm khát khao hòa bình ấy mà dù qua nhiều biến cố, ý nghĩa của “Thăng Long phi chiến địa” chưa bao giờ thay đổi. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, trong hoàn cảnh nào, tâm thế của người dân sau khi kết thúc xung đột chiến tranh đều hướng tới thái bình và hữu nghị. Hà Nội, bởi vậy, còn được biết đến với danh nghĩa “Thủ đô của phẩm giá con người”, “Thành phố Vì hòa bình”…

“Các cuộc chiến đấu trước đây cho thấy chúng ta không e ngại phải sử dụng vũ lực, nhưng chúng ta luôn mong muốn hòa bình. Suy cho cùng, điều đó vẫn nằm trong tư tưởng xuyên suốt là dân tộc Việt Nam muốn hòa hiếu với tất cả dân tộc, tôn vinh tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng gói gọn trong câu Không có gì quý hơn độc lập tự do. Và chính nhờ những trải nghiệm chiến tranh mà dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Thủ đô nói riêng càng thêm trân trọng những giá trị của hòa bình” - nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Dung dưỡng những giá trị nhân văn

Vì Hà Nội là chốn nuôi dưỡng giá trị của hòa bình nên một cách tự nhiên cũng là chốn dung dưỡng những tâm hồn yêu Hà Nội. Như đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh nhiều lần chia sẻ: “Hà Nội là tình yêu của tôi, là cuộc đời và cả số phận của tôi”. Dù sinh ra ở Huế nhưng đạo diễn Đặng Nhật Minh gắn bó với Hà Nội suốt 60 năm, chứng kiến rất nhiều đổi thay ở Hà Nội, người Hà Nội, có riêng cho mình một lịch sử Hà Nội bằng điện ảnh, trải dài từ quá khứ đến hiện tại, điển hình là Hà Nội mùa đông 46, Mùa ổi, Hoa nhài. Ông làm phim vì món nợ với thành phố, vì thứ tình cảm không phải máu mủ ruột già nhưng khăng khít, thiêng liêng. Hỏi rằng hơn 80 năm cuộc đời, giờ nhìn lại thấy Hà Nội cho mình điều gì, ông bảo: “Chính tại mảnh đất này, tôi trưởng thành, biết yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu những con người bình thường, nhỏ bé”.

Cho ra mắt nhiều tác phẩm như 5678 bước chân quanh Hồ Gươm, Đi ngang Hà Nội, Đi dọc Hà Nội, Đi xuyên Hà Nội, Hà Nội còn một chút này… nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho biết, Hà Nội mãi là nguồn cảm hứng bất tận trong ông và còn rất nhiều điều để viết về mảnh đất ông được sinh ra và có nhiều kỷ niệm. Viết về Hà Nội ở nhiều giai đoạn lịch sử, tuy nhiên, nhà văn ấn tượng nhất giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX. Sau 1954, mọi thứ rất bộn bề, đất nước chia làm 2 miền, nhiều gia đình chia ly Nam - Bắc. Khi đế quốc Mỹ ném bom miền Bắc, các gia đình từ Hà Nội “rồng rắn” sơ tán về những miền quê, vô cùng vất vả, khó khăn, thường xuyên phải chịu đói. Tuy nhiên, sau 1972, thành phố trở lại trạng thái hòa bình, hoạt động văn hóa văn nghệ dần được khôi phục, mọi người mượn sách của nhau để đọc, mượn đĩa than của nhau để nghe, thanh niên tập đàn hát… Tất cả, mau chóng trở lại cuộc sống bình yên, giữ nguyên cái chất hào hoa, tao nhã của người Hà Nội.

Hòa bình đã mang đến cho Hà Nội một diện mạo mới, hiện đại và năng động, nhưng vẫn giữ gìn được những giá trị văn hóa truyền thống quý báu. Từ những đổ nát của chiến tranh, thành phố ngàn năm văn hiến không chỉ hồi sinh mà còn phát triển mạnh mẽ, vươn mình trở thành một đô thị hiện đại, năng động, hội nhập. Đến nay, thành phố không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước mà còn là một biểu tượng hòa bình, được UNESCO vinh danh là "Thành phố vì hòa bình" duy nhất tại châu Á - Thái Bình Dương.

Theo Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, năm chữ “Thành phố vì hòa bình” ấy có được là bởi Hà Nội đã trải qua những cuộc kháng chiến, người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung đã đổ bao nhiêu xương máu với khát khao lớn nhất - hòa bình. Đến nay, hòa bình thể hiện trong rất nhiều khía cạnh, về thiên nhiên, văn hóa, lòng người, cả ý thức sống của người Hà Nội cho thành phố của mình.

“Hòa bình ở đó không chỉ là sự an toàn, không có chiến tranh mà được tạo nên từ vẻ đẹp trong tất cả kiến trúc, phong tục, lời ăn tiếng nói của Hà Nội và trong sự phát triển của Hà Nội. Hòa bình bao trùm không gian để mỗi người sống trong mỗi ngôi nhà, ngõ phố nhỏ của Hà Nội luôn cảm thấy rằng thành phố này đã mang lại cho họ đầy cảm xúc, khiến họ muốn sống tốt hơn với người bên cạnh”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định.

Văn hóa - Thể thao

Đại biểu trải nghiệm triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội". Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu lịch sử Thủ đô qua triển lãm "Cột cờ Hà Nội"

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, độc giả sẽ có cơ hội sở hữu phụ san đặc biệt về Cột cờ Hà Nội trên Báo Nhân Dân; trải nghiệm tiến trình giải phóng và tiếp quản Thủ đô tháng 10.1954 trong triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội" khai mạc chiều 9.10 tại trụ sở Báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống, Hà Nội.

Bìa cuốn “Sống mãi với Thủ đô” được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhân dịp 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Văn hóa

Cha tôi viết “Sống mãi với Thủ đô”

Lời Tòa soạn: Trong các tác phẩm về Hà Nội kháng chiến, “Sống mãi với Thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng đã đi vào lòng nhiều thế hệ bạn đọc bởi giá trị văn chương và tâm huyết của người viết ẩn sau mỗi trang văn. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn, về quá trình sáng tác cuốn tiểu thuyết để đời này của ông.

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực

Theo GS,TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), cuộc cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đã đưa Hà Nội lên thành Thủ đô. Kể từ thời đại dựng nước đầu tiên cho đến nay các kinh đô kinh thành Cổ Loa, Mê Linh, Vạn Xuân, Ô Diên, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội gần như liên tục nối tiếp nhau đều được đặt trên địa bàn Hà Nội, biến Hà Nội thành trung tâm hội tụ, kết tinh, giao lưu, lan tỏa lớn nhất và mạnh nhất các giá trị lịch sử và văn hóa của cả nước.

Khởi động Giải Golf từ thiện thường niên Vì trẻ em Việt Nam lần thứ 17 - Swing for the Kids 2024
Văn hóa - Thể thao

Khởi động Giải Golf từ thiện thường niên Vì trẻ em Việt Nam lần thứ 17 - Swing for the Kids 2024

Ngày 8.10, tại Hà Nội, Báo Đầu tư chính thức khởi động Giải Golf từ thiện thường niên Vì trẻ em Việt Nam lần thứ 17 - Swing for the Kids 2024. Giải đấu nhằm gây quỹ học bổng dành cho các học sinh, sinh viên vượt qua hoàn cảnh khó khăn để đạt thành tích cao trong học tập.

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm phổ biến tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa.

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh
Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh

Triển lãm nhằm nêu bật đóng góp của phụ nữ cho xã hội qua các tác phẩm truyện tranh mang tên “Thế giới cần nữ siêu anh hùng” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng từ ngày 17.10 – 6.11.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Nhiều bài học lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong tham luận gửi tới hội thảo quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”, Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh công tác tiếp quản, giải phóng Hà Nội 70 năm về trước để lại nhiều bài học lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Sống lại những ngày tiếp quản

Những người lính năm xưa tiếp quản Thủ đô nay đều trên dưới 90 tuổi, không khỏi bồi hồi khi nhớ lại thời khắc hào hùng ấy. Những bước quân hành đầy khí thế trên những con phố cổ kính mang theo niềm tự hào của cả dân tộc. Khắp phố phường Hà Nội rợp cờ hoa, những cánh tay vẫy chào, những nụ cười rạng ngời chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...