Bé gái 13 tuổi sốc phản vệ nguy kịch do ong mật đốt

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa phối hợp cứu sống một trường hợp bệnh nhi 13 tuổi, bị sốc phản vệ nguy kịch do ong mật đốt.

Bệnh nhi là nữ, 13 tuổi, được đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng phù nề vùng mặt, ho, khó thở, tức ngực, mệt nhiều, mạch nhanh, huyết áp tụt; chẩn đoán: sốc phản vệ độ 3 do ong đốt. 

Người nhà bé gái cho biết, khoảng 22h đêm, cháu bé bị ong mật bay vào nhà và đốt vào mi mắt. Khi phát hiện ra ong đốt (khoảng 3 đến 5 phút), gia đình đã ngay lập tức rút nọc ong ra thì tại chỗ đốt nổi ban. Tại vết đốt xuất hiện sưng đỏ, sau đó mề đay, ban đỏ xuất hiện khắp cơ thể (tính theo giây). Gia đình đã nhanh chóng đưa con đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

"Quãng đường tới bệnh viện khoảng 4km, di chuyển mất 10 phút, nhưng khi đi được 1km, cháu quá chóng mặt, tôi đã động viên cháu cố gắng lên. Khi 2 bố con vào đến bệnh viện, mắt của cháu đã sưng phù, không mở được”, bố bệnh nhi chia sẻ.

Ngay khi tiếp nhận trường hợp này, các bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã xử trí tình trạng phản vệ do ong đốt. Bệnh nhi được tiêm chống sốc, truyền dịch, thở oxy và theo dõi sát các chỉ số huyết áp, mạch, nhịp thở. Tuy nhiên, sau xử trí ban đầu, tình trạng phản vệ của bệnh nhi vẫn tiến triển nặng lên, khó thở, suy hô hấp, huyết áp tụt.

Các bác sĩ tiến hành đặt ống nội khí quản (ống thở) cấp cứu, truyền nhanh dịch, duy trì các thuốc vận mạch (các thuốc nâng huyết áp) liều cao nhưng huyết áp vẫn ở mức thấp. Sau đó, bệnh nhi được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực.

Tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhi tiếp tục duy trì thở máy, thuốc vận mạch, đánh giá chỉ số huyết động (chỉ số về hoạt động của hệ tuần hoàn) và lọc máu liên tục. Sau một thời gian can thiệp và xử trí tích cực, bệnh nhi đã cải thiện rõ rệt, thoát khỏi tình trạng nguy kịch, huyết động dần ổn định, giảm dần các thuốc vận mạch.

Khi tình trạng ổn định hơn, các bác sĩ quyết định dừng an để bệnh nhi tỉnh dậy, bỏ máy thở và rút ống nội khí quản. Đến ngày 15.7, bệnh nhi đã ổn định sức khỏe, được ra viện.

Bé gái 13 tuổi sốc phản vệ nguy kịch do ong mật đốt -0
Bệnh nhi thời điểm điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Đặng Thanh)

Theo ThS.BS Đoàn Duy Thành, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sốc phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính ở mức độ nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

"Bệnh nhi vô tình bị ong đốt, chỉ một nốt mà rất nặng. Nếu đến muộn hơn rất có thể dẫn đến tử vong", bác sĩ Thành cho hay.

Theo bác sĩ, người bệnh bị sốc phản vệ có thể dẫn đến giãn mạch, trụy tim nặng nề. Nếu phát hiện, xử trí muộn hoặc xử trí không phù hợp, nguy cơ tử vong sẽ cao. Sốc phản vệ diễn biến rất nhanh nhưng cải thiện cũng rất nhanh. 

Bác sĩ nhấn mạnh, sau khi ra viện, bệnh nhân nên đi kiểm tra về dị ứng miễn dịch để làm test dị nguyên. Qua đó, biết rõ bản thân bị dị ứng với dị nguyên nào (yếu tố cơ địa của từng người).

“Người bệnh nên làm test dị nguyên để phát hiện ra có dị ứng với những căn nguyên nào khác nữa không, bởi tất cả mọi thứ đều có thể gây dị ứng. Đặc biệt thường thấy như nọc côn trùng (nọc ong, nọc rắn, nọc bọ cọp…); thực phẩm từ sữa (sữa bò, phô mai, pho mát); đậu, lạc, phấn hoa, hóa chất, thuốc…

Đây mới chỉ là một nguyên nhân, có thể đi khám sẽ tìm ra nhiều nguyên nhân khác nữa. Nhất là ở các tỉnh miền núi hay có những món ăn đặc sản như: trứng kiến, côn trùng,... được xếp vào những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao”, bác sĩ Thành cho hay.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.