Phiên chất vấn và trả lời chất vấn:

Bảo vệ cán bộ vẫn "bí" vì xung đột với các quy định hiện hành?

Giải trình, làm rõ một số nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều nay, 7.11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, câu chuyện bảo vệ cán bộ hiện vẫn đang “bí” bởi xung đột với các quy định hiện hành.

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm lĩnh vực tư pháp, nội chính, chiều nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã giải trình, làm rõ thêm những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. 

Phân cấp rất quan trọng, nhưng cũng lo ở dưới có "kham" nổi không

Về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ hoàn toàn đồng tình với giải trình, trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trước đó. Tuy nhiên, qua ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng nhận thấy, có hai từ được nhắc đến nhiều nhất là: “chậm” và “chưa”. "Trách nhiệm này thuộc về Chính phủ và các Bộ trưởng phụ trách các Bộ, ngành được giao là cơ quan chủ trì soạn thảo, chứ không chỉ riêng Bộ Tư pháp. Các đại biểu đã đưa ra thông số rất giật mình, như: có đến hơn 60% văn bản hướng dẫn dưới luật được ban hành sau ngày luật có hiệu lực. Chúng tôi xin nhận khuyết điểm và cố gắng khắc phục trong thời gian tới", Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh. 

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết, nhiều ý kiến nêu rõ chậm về số lượng, định lượng về thời gian, nhưng quan trọng hơn là Chính phủ, các bộ, ngành phải xây dựng nghị định, thông tư có tính chuẩn mực, kiểm soát được tình hình và tạo điều kiện thông thoáng cho mọi việc. "Đây là áp lực thứ nhất. Hai là, phải đánh giá tác động sau khi chính sách ra đời, việc này rất tốn kém thời gian".

Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành phải dồn nhiều công sức cho việc sửa nghị định, thông tư đang có hiệu lực mà có bất cập. Xét về thứ tự ưu tiên, thì những gì đang vướng được ưu tiên nhiều hơn, cho nên, đâu đó còn lơ là hơn cho việc đáp ứng các yêu cầu của luật mới. “Công tâm mà nói, Chính phủ đã có tiến bộ hơn so với trước. Ví như, hàng tháng Chính phủ đều tổ chức Hội nghị chuyên đề về pháp luật, nếu so sánh với nhiệm kỳ trước, số lượng hội nghị chuyên đề về pháp luật đã gấp đôi”, Phó Thủ tướng Chính phủ nói.

Về giải pháp, Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và làm sao để công tác phối hợp được tốt hơn; tăng cường nguồn lực, năng lực cho người làm công tác pháp chế. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đã nói, chúng ta đang xây dựng pháp luật trên cơ sở Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được ban hành năm 2016 và sửa đổi năm 2020 với 2 Nghị định của Chính phủ), tuy nhiên, ngay Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng đang phát sinh vấn đề cần sửa đổi. Do đó, Phó Thủ tướng mong các đại biểu Quốc hội cùng tham gia trong quá trình đánh giá, sửa đổi Luật này.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng nêu rõ, phân cấp là vấn đề rất quan trọng, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các Bộ, ngành cũng đang đẩy mạnh thực hiện phân cấp, bởi chính các địa phương mới biết thế nào là tốt nhất cho mình. Hơn nữa, giải quyết được vấn đề phân cấp sẽ tránh được câu chuyện phải cải cách thủ tục hành chính rất lớn. "Một đồng chí Bí thư ở tỉnh miền núi phía Bắc đã nắm tay tôi và cảm ơn vì đã giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng rừng để làm công trình giao thông, đồng chí cũng cho biết, phải đến 24 lần thì thủ tục hành chính mới được giải quyết", Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Chính phủ, phân cấp cũng đang gặp vướng mắc, nhất là ở các quy định chuyên ngành, nếu không đồng bộ lại đụng xung đột pháp lý, không ai dám làm. Hơn nữa, ở nơi này, nơi khác, cơ quan này, đơn vị khác cũng còn hiện tượng không muốn phân cấp, vẫn muốn “ôm”, nếu không phải vì lợi ích, thì đâu đó cũng sợ mất đi quyền lực của mình. Bên cạnh đó, theo Phó Thủ tướng Chính phủ, đúng là có lo lắng, ở dưới có kham nổi hay không. Ví dụ, việc thí điểm, cho phép cấp huyện được lồng ghép nguồn vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng ý kiến phản hồi ở nhiều địa phương cũng đang rất lo lắng vì không biết có “kham” nổi không, nếu không khéo lại mất cán bộ, vì anh em không đủ sức. Nêu thực tế này, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị, nguyên tắc là phân cấp mạnh, nhưng phải chọn thứ tự ưu tiên kết hợp với kiểm tra, giám sát và tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chuyển đổi số.

Cấp trên phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thực hiện

Trả lời vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm về xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang thẳng thắn, đây là giải pháp nhằm giải quyết câu chuyện có nhiều người được giao chức trách, nhiệm vụ nhưng né tránh, đùn đẩy công việc.

Theo Phó Thủ tướng, ngày 29.9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2023/NĐ – CP quy định về cán bộ dám nghĩ, dám làm nhằm tôn vinh, khen thưởng và có cơ hội thăng tiến tốt hơn cho cán bộ. "Nhưng liên quan đến bảo vệ thì chúng tôi “bí”, bởi vì xung đột với các quy định hiện hành. Việc này cực kỳ khó, cho nên chỉ làm được việc: người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xem xét thấu đáo, có trách nhiệm những khuyết điểm, hạn chế, vi phạm, xét đến động cơ, phạm vi, tâm thế muốn đóng góp cho cái chung để có ứng xử theo thẩm quyền phù hợp và có đề xuất có trách nhiệm với cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm. Về giải pháp vì việc này khó, nên rất mong các đại biểu Quốc hội đề xuất thêm", Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nói. 

Liên quan đến vấn đề được các đại biểu chỉ ra trong các báo cáo đều có câu “việc tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu”, Phó Thủ tướng Chính phủ thẳng thắn, cấp trên phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thực hiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chấn chỉnh vi phạm.

Phát biểu kết luận nội dung phiên chất vấn liên quan đến nhóm lĩnh vực nội chính, tư pháp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Quốc hội đã dành đúng 180 phút cho phiên chất vấn thuộc lĩnh vực này. Đã có 70 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn, 37 đại biểu Quốc hội thực hiện quyền chất vấn, tranh luận trực tiếp, trong đó có 28 đại biểu chất vấn và 9 đại biểu tranh luận. Với 33 đại biểu đăng ký nhưng chưa được chất vấn, 3 đại biểu đăng ký nhưng chưa được tranh luận, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu gửi yêu cầu, nội dung chất vấn đến thành viên Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan để trả lời bằng văn bản theo đúng quy định.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chiều tối 25.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (Ban Chỉ đạo), đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia

Chiều nay, 24.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 23.11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.