Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Bảo đảm công dân Việt Nam ra nước ngoài thuận tiện như công dân nước ngoài vào Việt Nam

Chiều 18.3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao với trách nhiệm trả lời chính của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Phát huy mạnh mẽ bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam

Trong phát biểu mở đầu trước khi trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, thời gian qua, tình hình thế giới trải qua nhiều biến động, bên cạnh những thuận lợi cũng xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn trước, đặt ra nhiều nhiệm vụ mới nặng nề cho công tác đối ngoại và ngành ngoại giao. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngành ngoại giao đã phát huy mạnh mẽ bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam, triển khai đồng bộ, sáng tạo trên 4 trụ cột thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao, trong đó có: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định, việc triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả 4 trụ cột ngoại giao đã đem lại những kết quả toàn diện, quan trọng. Ngành ngoại giao đã hỗ trợ và trực tiếp tham mưu, phối hợp với các bộ ngành tổ chức các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao diễn ra ở khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương, qua đó, góp phần củng cố vững chắc cục diện đối ngoại thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức thành công nhiều chuyến thăm mang tính lịch sử của ta đến các đối tác và của các đối tác đến Việt Nam, nâng tầm quan hệ giữa ta với các đối tác, làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với các đối tác, tạo dựng được sự tin cậy chính trị ngày càng cao, qua đó, thúc đẩy hợp tác sâu sắc và toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Công tác ngoại giao đã phát huy vai trò tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nổi bật là trong đại dịch Covid-19, ngoại giao vaccine đã đóng vai trò rất quan trọng giúp kiểm soát hiệu quả đại dịch.

Ngành ngoại giao cũng đã phát huy vai trò tham mưu trong quá trình chuyển đổi chính sách sang phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; hợp tác kinh tế ngày càng sâu sắc, ký được nhiều thỏa thuận, cam kết có ý nghĩa chiến lược lâu dài để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, thúc đẩy du lịch và nhiều quan trọng khác phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng cho biết, ngoại giao văn hóa, thông tin tuyên truyền đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân cũng được triển khai đồng bộ, có nhiều đổi mới, sáng tạo và đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong ba năm qua, ngành ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành vận động thêm 16 danh hiệu được UNESCO công nhận, đưa tổng số các di sản, địa danh và danh nhân Việt Nam được UNESCO công nhận lên 67.

Ngành ngoại giao cũng đã tích cực chăm lo cho cộng đồng bà con ta ở nước ngoài; kịp thời bảo hộ công dân, ngư dân, doanh nghiệp và đưa về nước an toàn hàng nghìn công dân từ những nơi có chiến tranh, xung đột, thiên tai…

Công tác xây dựng và phát triển ngành ngoại giao cũng được triển khai theo hướng xây dựng ngành đối ngoại toàn diện, hiện đại và chuyên nghiệp. Tổ chức bộ máy được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả hơn; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực được tăng cường; phong cách, lề lối làm việc từng bước được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp; phẩm chất, năng lực và trình độ cán bộ ngoại giao cũng được rèn luyện ngày càng trưởng thành hơn.

“Những kết quả nói trên đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của công tác đối ngoại”,  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh. 

Tích cực đàm phán miễn thị thực song phương với các nước

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) nêu vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam luôn được bình chọn là điểm đến ưa thích của khách du lịch. Nước ta cũng đã ký kết các thỏa thuận miễn thị thực đối với một số nước nhằm thu hút du lịch, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, người Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch cũng rất nhiều nhưng mới được số ít các nước miễn thị thực cho công dân Việt Nam và việc xin thị thực cho công dân Việt Nam còn khó khăn.

Đại biểu Tạ Thị Yên đề nghị, Bộ trưởng cho biết vai trò của Bộ Ngoại giao trong vấn đề này như thế nào và Bộ có giải pháp để cải thiện tình hình, tạo điều kiện cho công dân Việt Nam khi đi ra nước ngoài và tạo thuận lợi cho việc cấp visa cho người nước ngoài vào Việt Nam nhằm tương xứng với vị thế của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, các nước trên thế giới rất quan tâm và coi Việt Nam là điểm đến an toàn, nhiều danh lam, thắng cảnh, giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Trong xu thế mở cửa, hội nhập sâu rộng hiện nay, không chỉ các nước đến Việt Nam mà công dân Việt Nam cũng có nhu cầu rất lớn đi ra nước ngoài để du lịch, tìm kiếm cơ hội làm ăn, phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó, Bộ Ngoại giao đã triển khai các biện pháp thúc đẩy giao lưu quốc tế. Cụ thể, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành nhằm đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh cho công dân nước ngoài và đồng bào ta ở nước ngoài. Gần đây nhất, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh nhằm tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân các nước vào Việt Nam.

Bộ Ngoại giao cũng đã phối hợp với các bộ, ngành đàm phán trực tiếp với các nước nhằm đạt được các hiệp định miễn thị thực song phương. "Đây cũng là hướng đi chính Bộ Ngoại giao sẽ triển khai trong thời gian tới, nhằm bảo đảm công dân Việt Nam ra nước ngoài thuận tiện như công dân nước ngoài vào Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết. 

Trong điều kiện chưa làm được hộ chiếu phổ thông, theo Bộ trưởng, hiện nay, Bộ Ngoại giao đang tích cực đàm phán với 80 nước về miễn thị thực song phương, có đi có lại về hộ chiếu ngoại giao và công vụ nhằm tạo thuận tiện cho lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương khi đi công tác nước ngoài. “Chủ trương tới đây theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục đàm phán miễn thị thực song phương với các nước”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Chính trị

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB

Chiều 17.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Chiều 17.9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9.1949 - 9.2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Chiều 17.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát các công việc sau phiên họp lần thứ 13 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khó đến đâu gỡ đến đó, phải làm đến nơi đến chốn, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp; các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng. Chúng ta xác định khó đến đâu gỡ đến đó, tắc đến đâu thông đến đó, phải làm đến nơi đến chốn để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025.