Theo các chuyên gia, xe buýt nhanh (BRT) không phải là loại hình vận tải mới mà đã được nhiều nước trên thế giới ứng dụng thành công. Việc đưa buýt nhanh BRT về Việt Nam và thí điểm dự án tại Hà Nội là một ý tưởng nhằm hạn chế ách tắc giao thông ở nội đô, giúp người dân có dịch vụ công cộng nhanh, văn minh, an toàn. Tuy nhiên, quá tình triển khai thực hiện chưa tốt khiến dự án thiếu hiệu quả, lãng phí về nguồn lực xã hội.
Đánh giá về tính phù hợp của dự án buýt nhanh BRT, ĐBQH Khoá XV (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) Trương Xuân Cừ nhận định, chúng ta vẫn chủ quan, chưa thực sự nghiên cứu đánh giá thật kỹ lưỡng, chưa có trải nghiệm để triển khai dự án một cách hiệu quả phù hợp tình hình thực tế hơn. Mục tiêu của dự án là giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, nhưng khi vận hành tình trạng ùn tắc gia tăng, đường khiến một số người dân bức xúc, vì vẫn sử dụng tuyến đường cũ vốn đã nhỏ hẹp, mật độ phương tiện tham gia giao thông cao. Buýt nhanh BRT khi đầu tư phải đồng bộ, có sự kết nối chặt chẽ trong tổng thể các tuyến BRT khác và với buýt thường và đường sắt đô thị. Thực tế hiện nay, tuyến BRT 01 Bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã vẫn hoạt động đơn lẻ, thiếu tính liên kết với buýt truyền thống. Lộ trình tuyến BRT chưa thực sự phù hợp.
Nhiều phương tiện giao thông lấn vào làn BRT
“Mặc dù, tuyến đường buýt BRT hoạt động có mật độ dân cư lớn, dễ thu hút khách, nhưng các tuyến đường vẫn hẹp, trên tuyến có quá nhiều giao cắt. Điều này này khiến hoạt động của BRT trở nên bất lợi, tốc độ di chuyển bị hạn chế, đẩy tình trạng ùn tắc thêm trầm trọng, khiến nảy sinh bức xúc khi BRT đi vào vận hành. Thêm vào đó, khi triển khai tuyến BRT còn gây bức xúc trong xã hội và người dân vì khi triển khai dự án các cơ quan quản lý chưa sâu sát, tỉ mỉ dẫn đến những sai phạm, lãng phí, tiêu cực. Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật và cần Hội đồng đánh giá về tính hiệu quả của tuyến BRT một cách nghiêm túc. Để quyết định xem Hà Nội nên dồn sức để làm tuyến BRT tiếp hay không. Nếu TP Hà Nội quyết tâm thực hiện thì cần làm đồng bộ tất cả các tuyến BRT với các hạ tầng giao thông khác. Từ đó, gia tăng khả năng kết nối của tuyến, cũng như hòa vào mạng lưới giao thông công cộng hiện có của Thủ đô”, đại biểu Trương Xuân Cừ phân tích.
PGS. TS Bùi Thị An
Đồng tình với quan điểm đó, PGS.TS Bùi Thị An chỉ ra, BRT đối với một số quốc gia khác thì rất thích hợp, nhưng đối với Việt Nam còn rất nhiều các điều kiện chưa thực sự phù hợp. Có thể thấy rằng, khi triển khai dự án BRT đã không được khảo sát kỹ lưỡng. Giao thông phải được đồng bộ trong rất nhiều mặt, từ nhà ra bến bãi cho đến đường xá. Trong khi BRT đã tách rời khỏi hệ thống giao thông là đã mất đi sự liên kết. Mạng lưới giao thông công cộng không đồng bộ cũng là một trong những nguyên nhân khiến BRT không thể phát huy hết tiềm năng. Bản thân BRT không thể đáp ứng nhu cầu vận tải vì nó không bao phủ hết điểm đầu và điểm cuối người dân muốn đến. Điều này dẫn tới lượng người sử dụng không nhiều, dự án hoạt động kém hiệu quả, gây thất thu cho nhà nước.
“Do vậy, để tuyến xe buýt nhanh BRT có thể hoạt động hiệu quả phải gắn kết với các hệ thống giao thông khác tạo sự tiện lợi cho người dân sử dụng. Vì đa số người dân sử dụng các tuyến xe công cộng như xe buýt BRT đều để phục vụ cho công việc”, PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ.
Theo các chuyên gia, để giảm ách tắc nội đô cần phải phối hợp nhiều giải pháp, như vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn (metro) phải là chủ đạo, các giải pháp đi theo sẽ là hỗ trợ, hạn chế và tăng cường để giải pháp chủ đạo phát huy được vai trò của nó. Cần phải rút kinh nghiệm, học tập và làm theo các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore…
“Đối với dự án BRT, để có thể hoạt động hiệu quả phải lấy người dân làm trung tâm. Phải có sự kết nối gắn kết giữa các hệ thống giao thông công cộng tạo sự tiện lợi tối đa cho người dân khi sử dụng. Để có thể thu hút người dân sử dụng dịch vụ BRT cần hoàn thiện cả những hạ tầng phụ trợ, tăng khả năng kết nối của tuyến BRT và hòa vào mạng lưới giao thông công cộng hiện có của Thủ đô một cách phù hợp, hiệu quả. Mỗi loại hình giao thông công cộng đều nên có sự bình đẳng như nhau, nếu được ưu tiên thì phải hoạt động thực sự có hiệu quả, tránh dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí”, PGS.TS Bùi Thị An nêu giải pháp.
Theo các chuyên gia, cần đánh giá lại hiệu quả của tuyến buýt nhanh BRT một cách toàn diện
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất cho phép một số phương tiện được phép đi cùng làn với BRT như xe buýt thường, xe khách từ 24 chỗ, xe công vụ, xe cứu thương. Tuy nhiên, đề xuất này được chuyên gia về lĩnh vực giao thông cho là “biểu hiện của việc kết thúc thí điểm tuyến BRT”.
Thực tế trong 16 năm từ khi tuyến BRT đầu tiên được phê duyệt, TP Hà Nội chưa có ý định triển khai thêm tuyến mới. Trong báo cáo đánh giá năm 2018, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đề cập lộ trình xây dựng thêm một số tuyến BRT như Đông Anh - Tây Hồ Tây; Lê Duẩn - Giải Phóng... Nhưng đến nay, những đề xuất này vẫn chỉ nằm trên giấy vì nguyên nhân chủ yếu là chi phí xây dựng quá lớn.
Các chuyên gia cũng phân tích, nguyên nhân BRT không thu hút được lượng hành khách như mong đợi là do tuyến đã bị thay đổi về thiết kế cũng như vận hành. Theo thiết kế ban đầu, BRT của Hà Nội sẽ có hai tuyến với tổng chiều dài 23 km thay vì một tuyến 14,7 km như hiện nay. Tuyến hiện tại gồm 2,5 km phần giao thông hỗn hợp, nơi BRT không có làn đường riêng. Trong khi đó, thiết kế ban đầu yêu cầu phần dành riêng của BRT phải có dải phân cách cứng và biển báo. Thực tế hiện nay giải phân cách tuyến BRT chỉ là phân cách mềm nên dễ bị các phương tiện khác lấn làn.
Trước đó, tại buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021, diễn ra ngày 22.8, đại biểu Quốc hội Vũ Huy Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội quan tâm tới các giải pháp thành phố Hà Nội nêu trong báo cáo gửi Đoàn giám sát của Quốc hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tuyến buýt nhanh BRT. Theo đó, TP Hà Nội nêu 10 hướng xử lý đối với tuyến xe buýt nhanh BRT, nhưng theo đại biểu Vũ Huy Khánh, những giải pháp này không khả thi. Điển hình như, đề xuất nghiên cứu đưa các phương tiện khác vào vận hành hoặc mở điểm trông giữ xe tại các trạm lên xuống của hành khách… không khả thi. Đại biểu đặt câu hỏi liệu thành phố đã nghiên cứu, khảo sát các phương án được đề xuất đã hợp lý hay chưa?
Đại biểu Quốc hội Vũ Duy Khánh
“Việc cho phép một số phương tiện khác vào phần đường này thì tốc độ xe buýt nhanh sẽ giảm xuống, không còn ý nghĩa là tuyến xe buýt nhanh. Nếu để nguyên hiện trạng khai thác thì ai cũng thấy lãng phí, nếu có đánh giá, khảo sát độc lập chắc chắn lãng phí lớn hơn. Vì vậy, với 10 giải pháp mà TP Hà Nội nêu ra cần có sự đánh giá cụ thể, đủ sức thuyết phục và cần giải pháp giải quyết nếu không bức xúc sẽ chồng bức xúc”, đại biểu Vũ Huy Khánh nêu quan điểm.
Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.
Với tầm nhìn đến 2030 và 2045, Nghị quyết số 57 đặt mục tiêu đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển, cạnh tranh toàn cầu nhờ khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo. Để hiện thực hóa khát vọng này, cần một hệ thống giải pháp toàn diện nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo bứt phá trên tất cả các phương diện: thể chế chính sách, nguồn lực nhân tài, doanh nghiệp và hệ sinh thái, hạ tầng và hợp tác quốc tế. Hãy chung tay gỡ điểm nghẽn, giải phóng tối đa sức sáng tạo vì một Việt Nam hùng cường.
Lời Tòa soạn: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có Bài viết với chủ đề “Vươn mình trong hội nhập quốc tế”, xác định rõ các định hướng hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Lời Tòa soạn: Nghị quyết 57-NQ/TW ra đời phản ánh quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước ta nhằm “đi tắt đón đầu” xu hướng toàn cầu, tạo ra xung lực mới đưa đất nước bứt phá vươn lên. Đây là bước đi kịp thời và chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ toàn cầu ngày càng gay gắt và Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu nếu chậm chân. Vấn đề hiện nay là phải hành động cấp thiết để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành động lực bứt phá cho sự phát triển của đất nước. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về chủ đề này.
Với chức năng thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cần tiên phong trong chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.
Trong suốt hành trình 37 năm hình thành và phát triển, gắn kết trách nhiệm với xã hội và sự phát triển bền vững cộng đồng chính là truyền thống tốt đẹp của Agribank. Phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã lan tỏa mạnh mẽ và trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của Agribank.
Làm sao để những sản phẩm khoa học đến gần hơn với thực tiễn sản xuất, để “khoa học phải đến được ruộng đồng”. Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là nghiên cứu để tạo ra tri thức, mà quan trọng hơn, phải biến tri thức ấy thành sản phẩm, thành giải pháp thực tế, giúp người nông dân làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.
Trời miền Tây vào mùa nước nổi, những cánh đồng giờ đây chỉ còn lác đác vài gốc rạ sót lại. Con nước dâng lên, len lỏi qua từng bờ bao nhỏ hẹp, nơi ngày xưa người ta quen “mạnh ai nấy giữ”, mỗi nhà một đám ruộng riêng, cắt nhau bởi những con bờ chật hẹp.
Lời Tòa soạn: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để thực hiện thắng lợi yêu cầu, nhiệm vụ, trọng trách trong giai đoạn mới, học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành những người hữu dụng đang là đòi hỏi cấp thiết đối với từng cá nhân, mỗi công dân, đặc biệt là những cán bộ, nhân viên trong hệ thống chính trị. Xoay quanh chủ đề này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: "Học tập suốt đời". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:
“Kỳ họp bất thường lần thứ Chín thành công vượt mong đợi, có ý nghĩa lịch sử. Các quyết sách của Quốc hội tại Kỳ họp này cho thấy không chỉ có tác động mạnh mẽ, tích cực tức thời mà sẽ còn hiện diện lâu dài trong tương lai phát triển thịnh vượng, bền vững của đất nước ta”, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LÊ QUANG TÙNG nhấn mạnh.
Lời Tòa soạn: Năm 2025, cả hệ thống chính trị nước ta sẽ tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề: "Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030".
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:
Trong thời gian gần đây, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa thông điệp với mong muốn, khát vọng mạnh mẽ: “Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Và đã triển khai các nội dung rất quan trọng để bước đầu đáp ứng và thực hiện được khát vọng đó.
Lời Toà soạn: Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Rạng rỡ Việt Nam".
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết:
Lời Tòa soạn: Chiều 21.1, sau một ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu đã hoàn thành toàn bộ chương trình và thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải – Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành APF và Diễn đàn đã phát biểu bế mạc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:
Năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng; khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của cử tri và Nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của địa phương. Trong đó, có thể kể đến 10 hoạt động, sự kiện nổi bật năm 2024:
Lời Tòa soạn: Sáng nay, 21.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng khai mạc Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:
Lời Tòa soạn: Ngày 15.1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và có bài phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: