Pháp luật chống tham nhũng của một số nước

Bài 2: Australia cải cách pháp luật về chống hối lộ quan chức nước ngoài

Nỗ lực chống hối lộ nước ngoài của Australia đã đạt được cột mốc quan trọng với việc Nghị viện Liên bang thông qua dự thảo sửa đổi Luật Chống hối lộ quan chức nước ngoài (gọi tắt là Luật CFB) vào ngày 29.2.2024 và nhận được sự đồng ý của Hoàng gia vào ngày 8.3.2024. Điều này đánh dấu lần sửa đổi quan trọng nhất về pháp luật liên quan trong gần ba thập kỷ, báo hiệu cam kết mạnh mẽ trong việc giải quyết nạn tham nhũng và hành vi gian lận trong giao dịch quốc tế mà Australia đang thực hiện.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Đưa ra nhiều tội danh hối lộ mới vào luật

Kể từ tội hối lộ quan chức nước ngoài bắt đầu được điều chỉnh bởi pháp luật vào năm 1999, Australia chỉ có rất ít các vụ truy tố liên quan. Pháp luật hiện hành được coi là chưa đầy đủ, còn tạo ra nhiều kẽ hở cho hành vi hối lộ xảy ra dưới vỏ bọc các giao dịch hợp pháp, làm suy yếu tính liêm chính của các doanh nghiệp Australia và giảm danh tiếng quốc tế quốc gia. Theo tội hối lộ quan chức nước ngoài hiện nay, cơ quan công tố cần chứng minh rằng cả khoản hối lộ và lợi ích kinh doanh mà người bị truy tố tìm kiếm đều không hợp pháp. Điều này đặc biệt có vấn đề khi hối lộ được che giấu như một khoản thanh toán hợp pháp; và khi lợi ích nói trên được ngụy biện là không liên quan đến kinh doanh.

Luật CFB đưa ra các tội danh hối lộ quan chức nước ngoài mới và rộng lớn hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng chứng cứ cần thiết của các bên truy cứu trách nhiệm trong các tội danh hiện tại. Được mô hình hóa theo chế độ chống hối lộ quan chức nước ngoài ở Mỹ và Vương quốc Anh, điều này được thực hiện thông qua việc đưa ra: một tội danh mới cho các doanh nghiệp khi họ không ngăn chặn được việc hối lộ quan chức nước ngoài; mở rộng tội danh để bao gồm các trường hợp lợi ích mà người nhận được là mang tính cá nhân; mở rộng định nghĩa về "quan chức công nước ngoài" để bao gồm các ứng cử viên cho chức vụ công; và thay vì phải chứng minh rằng khoản hối lộ và lợi ích kinh doanh là không hợp pháp, từ nay trở đi, việc truy cứu trách nhiệm sẽ dựa trên việc có ý định "tác động không đúng cách" đến một quan chức công nước ngoài...

Quy trách nhiệm nghiêm hơn đối với hành vi không ngăn chặn hối lộ 

Hiện tại, doanh nghiệp sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi hối lộ của nhân viên, đại lý hoặc cán bộ nếu doanh nghiệp đó có thể chứng minh được rằng họ đã thực hiện trách nhiệm giải trình để ngăn chặn tội phạm. Thực tế, quá trình quy trách nhiệm hình sự cho một doanh nghiệp là một quá trình phức tạp và thường không dễ dàng đối với công tố viên.

Vì vậy, Luật CFB đưa ra tội danh mới đối với các doanh nghiệp không ngăn chặn được hành vi hối lộ quan chức nước ngoài do “cộng sự” của họ thực hiện. “Cộng sự” được định nghĩa rộng rãi và bao gồm bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào hoạt động ở bất kỳ đâu thay mặt cho doanh nghiệp vì lợi nhuận. Một khi “cộng sự” này phạm tội, điều đó cũng đồng nghĩa là doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Quyền tự vệ duy nhất của doanh nghiệp là họ phải thiết lập “thủ tục thích hợp” để ngăn chặn hành vi vi phạm xảy ra.

Mức hình phạt cao nhất đối với hành vi phạm tội này là lớn hơn: 100.000 đơn vị phạt (tính đến ngày 1.7. 2023, số tiền này tương đương với 31,3 triệu USD); gấp ba lần số lợi được hưởng do phạm tội; hoặc nếu tòa án không thể xác định được giá trị của khoản lợi ích đó thì 10% doanh thu hàng năm trong thời gian 12 tháng. (Ở Australia, đơn vị phạt được sử dụng để quy định số tiền phải nộp cho một khoản phạt. Nó được sử dụng thay vì số tiền AUD vì giá trị của đơn vị phạt được tính theo lạm phát và thay đổi thường xuyên).

Ngoài ra, khái niệm "ảnh hưởng không phù hợp" được đưa vào luật mới của Australia, cung cấp hướng dẫn về những gì cấu thành hối lộ. Các yếu tố như bản chất và cách thức cung cấp lợi ích đều được tính đến, mang lại sự rõ ràng cho các công tố viên cũng như doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Luật CFB chuyển gánh nặng chứng minh sang các công ty để chứng minh rằng họ đã có sẵn các thủ tục thích hợp để ngăn chặn hối lộ. Mặc dù các chi tiết cụ thể về "thủ tục thích hợp" chưa được xác định, nhưng các doanh nghiệp được khuyến khích áp dụng các chính sách và thực tiễn chống hối lộ mạnh mẽ.

Nói chung, việc Luật CFB đi vào cuộc sống được đánh giá là bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống tội phạm thương mại của Australia. Bằng cách tăng cường pháp luật chống hối lộ quan chức nước ngoài, cũng như áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn, đất nước chuột túi mong muốn ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp và thúc đẩy văn hóa liêm chính trong các doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, hiệu quả phụ thuộc vào nỗ lực chủ động của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các biện pháp chống hối lộ mạnh mẽ và duy trì tiêu chuẩn đạo đức trong hoạt động.

Quốc tế

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố

Các nhà chức trách Mỹ cho biết tài xế xe bán tải đã lao vào đám đông người đi bộ tụ tập tại khu phố Pháp (Bourbon) đông đúc ở New Orleans vào đầu ngày đầu năm mới, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và khoảng 30 người khác. FBI đang điều tra vụ tấn công này như một hành động khủng bố và tin rằng nghi phạm không hành động đơn độc.

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025
Thế giới 24h

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thách thức toàn cầu như xung đột địa chính trị, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng gia tăng và sự lan tràn thông tin sai lệch. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng vẫn có nhiều lý do để hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn trong năm 2025.

Thế giới 2024: một năm đầy biến động
Thế giới 24h

Thế giới 2024: một năm đầy biến động

Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Từ các cuộc bầu cử, bất ổn chính trị, các xung đột chính trị kéo dài cho đến những vấn đề kinh tế và môi trường nghiêm trọng. Những sự kiện xảy ra trong năm qua đã tạo nên một bức tranh thế giới đầy thách thức, gây tác động sâu sắc tới sự phát triển của thế giới trong tương lai.

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025
Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025

Trong năm 2025 và có thể là nhiều năm tiếp theo, kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là thách thức dai dẳng nhất của thế giới, ảnh hưởng tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều được dự báo sẽ tăng trưởng dưới 3%/năm - ngưỡng cần thiết tối thiểu để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ (25 năm). Các nền kinh tế mới nổi tiêu biểu như Brazil, Argentina và Nam Phi cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm chạp trong thập kỷ tới.

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế
Việt Nam và các nước

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế

Chiều 30.12, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Hội thảo khoa học “An ninh Quốc tế và vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế”. Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các kiến nghị, đưa ra phương hướng hoàn thiện lý luận về an ninh quốc tế, bảo đảm an ninh quốc tế cũng như các giải pháp phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế trong thời gian tới.

“Mây đen” che phủ nền kinh tế EU năm 2025
Quốc tế

“Mây đen” che phủ nền kinh tế EU năm 2025

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng, phải ứng phó với sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới. Những thách thức này khiến cho nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) vốn trong tình trạng khó khăn nay càng mờ mịt, đẩy khối này vào một tương lai đầy bất định.

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch
Quốc tế

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch

Trong những năm gần đây, Quốc hội Malaysia đã thực hiện hành trình đầy tham vọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới Quốc hội. Quá trình chuyển đổi này không đơn thuần là áp dụng các công nghệ mới mà còn đại diện cho một cuộc đại tu chiến lược nhằm hướng tới hiện đại hóa các quy trình lập pháp và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan lập pháp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một môi trường chính trị năng động và một xã hội ngày càng số hóa.