Giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên

Bài 1: Nhiều nội dung mới, tạo hiệu ứng lan tỏa

Nguyễn Thị Ngân - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh

Từ năm 2021 đến nay, hoạt động giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên nơi làm việc và nơi cư trú được Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh quan tâm triển khai hàng năm với nhiều nội dung mới, tạo hiệu ứng lan tỏa trong hệ thống chính trị. Đặc biệt, năm 2023, Ủy ban MTTQ tỉnh là đơn vị đầu tiên hoàn thành đạt kết quả cao Chương trình giám sát việc thực hiện trách nhiệm, chương trình hành động của đại biểu HĐND tỉnh Khóa XIV.

Hiệu ứng lan tỏa trong hệ thống chính trị

Giám sát, phản biện xã hội là một phương thức hoạt động của MTTQ trong công tác vận động Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hoạt động giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên nơi làm việc và nơi cư trú (giám sát CBĐV) là một nội dung giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, được quy định tại Quyết định số 99 và Quy định số 124 của Ban Chấp hành, Ban Bí thư Trung ương Đảng và được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn tại Thông tri số 10/TT-MTTW-BTT. Đặc biệt thời gian gần đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa XIII đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26.10.2022 về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đây là “kim chỉ nam” để MTTQ Việt Nam triển khai các nhiệm vụ giám sát, phản biện trong thời gian tới đạt hiệu quả.

Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện trách nhiệm và chương trình hành động của đại biểu HĐND tỉnh Khóa XIV
Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện trách nhiệm và chương trình hành động của đại biểu HĐND tỉnh Khóa XIV

Giám sát cán bộ, đảng viên là giám sát riêng có của MTTQ nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hoạt động giám sát cán bộ, đảng viên được Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh Quảng Ninh quan tâm triển khai thực hiện từ năm 2018, tuy nhiên mới giám sát đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở trong thực hiện các quy định pháp luật về công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết đơn thư KNTC. Từ năm 2021 đến nay, hoạt động giám sát CBĐV được Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh quan tâm triển khai hàng năm với nhiều nội dung mới; đối tượng, phạm vi giám sát đều có sự thay đổi, mở rộng (cả cơ quan hành chính và đại biểu dân cử). Kết quả các cuộc giám sát đã tạo hiệu ứng lan tỏa trong hệ thống chính trị, được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn tỉnh ghi nhận, đánh giá cao.

Phát hiện từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Để thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát CBĐV, hằng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh luôn bám sát vào các văn bản hướng dẫn của Trung ương MTTQ và tình hình thực tế ở địa phương, nhất là những nội dung Nhân dân quan tâm để lựa chọn đối tượng, nội dung giám sátxây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến. Trong triển khai, luôn thực hiện nhất quán quan điểm xuyên suốt là tính nhân văn, tính xây dựng, với mục tiêu phát hiện từ sớm, từ xa, từ cơ sở; không để “Khuyết điểm trở thành sai phạm; sai phạm nhỏ trở thành sai phạm lớn”, với mục đích là tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Kết quả cụ thể, năm 2021, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức giám sát đối với 36 Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố trên địa bàn. Đoàn giám sát đã thẩm định, xác minh tại nơi làm việc ở 12 cơ quan UBND huyện, thị, thành phố và tại các chi bộ nơi cư trú của 36 người được giám sát; làm việc với đại diện cấp ủy và các đại biểu được giám sát để thống nhất nội dung kết luận sau giám sát. Năm 2022, tổ chức giám sát đối với 61 đại biểu là Giám đốc, Phó Giám đốc các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh; tiến hành thẩm định, xác minh tại nơi công tác của 16 sở, ban, ngành và tại các chi bộ nơi cư trú của 61 đồng chí; tổ chức làm việc với đại diện cấp ủy và các đồng chí được giám sát để thống nhất kết luận sau giám sát.

Đặc biệt, năm 2023, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trên toàn quốc tổ chức và hoàn thành đạt kết quả cao Chương trình giám sát việc thực hiện trách nhiệm và chương trình hành động của đại biểu HĐND tỉnh Khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 18 đại biểu theo hình thức kết hợp vừa nghiên cứu, xem xét báo cáo; vừa tổ chức giám sát trực tiếp tại 17/18 cơ quan, đơn vị nơi đại biểu công tác, Ban Tiếp công dân, Ủy ban MTTQ các địa phương và lấy ý kiến nhận xét của các chi bộ nơi cư trú. Tổ chức làm việc với các Tổ đại biểu, các đại biểu được giám sát, các cơ quan, đơn vị liên quan để thống nhất Kết luận giám sát đối với từng đại biểu được giám sát.

Trên cơ sở Báo cáo giám sát của Đoàn giám sát, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã ban hành Văn bản kiến nghị sau giám sát gửi Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, các cơ quan, tổ chức liên quan. Ngay sau khi tiếp nhận kiến nghị của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh đã chủ trì hội nghị mời một số cơ quan liên quan (Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Sở Nội vụ) nghe Ủy ban MTTQ tỉnh báo cáo, làm rõ các kiến nghị sau giám sát. Tại hội nghị, Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực HĐND tỉnh đánh giá kết quả giám sát của Ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh thực chất, hiệu quả và chỉ đạo tiếp thu các kiến nghị của MTTQ. Sau đó, Thường trực HĐND tỉnh ra văn bản chỉ đạo các T đại biểu và các đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu, tự soi và xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hạn chế theo đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo Ủy ban MTTQ các địa phương giám sát đại biểu HĐND cùng cấp trên địa bàn.

Hội đồng nhân dân

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng
Diễn đàn

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Cả nước đã và đang tập trung cao triển khai quyết liệt các yêu cầu, nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Trước những nhiệm vụ quan trọng này, đề nghị UBND tỉnh, các cấp, ngành tập trung cao, nỗ lực tối đa thực hiện toàn diện, vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 13,6% theo chỉ đạo của Trung ương.

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động
Diễn đàn

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động

Với quyết tâm khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động thường xuyên của các đơn vị theo đúng tinh thần của Trung ương, hôm qua, 3.4, HĐND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (chuyên đề) để kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đẩy nhanh thủ tục đầu tư xây dựng nguồn ngân sách nhà nước, thủ tục thu hút đầu tư đối với các dự án ngoài ngân sách nhà nước theo các quy định hiện hành.

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế
Hội đồng nhân dân

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế

Dự án Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Đà Nẵng là công trình trọng điểm, vốn đầu tư lớn, cần hướng đến nhiều mục tiêu sử dụng, không chỉ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao quần chúng để Nhân dân hưởng thụ, mà cần hướng tới là nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế.

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri
Diễn đàn

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri

Những năm gần đây, HĐND tỉnh Tuyên Quang ngày càng khẳng định rõ nét vai trò là cầu nối tin cậy giữa Nhân dân và chính quyền. Bằng tinh thần quyết liệt, theo bám đến cùng, những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri đã và đang được xem xét, giải quyết một cách có trách nhiệm, linh hoạt. Đây cũng chính là nền tảng để HĐND tỉnh tiếp tục làm tốt vai trò đại diện cho Nhân dân, nơi cử tri tin tưởng trao gửi nguyện vọng, tiếng nói của mình.

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân
Diễn đàn

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: đất nước muốn phát triển, muốn bứt phá phải sắp xếp, tinh gọn. Trong nhiều nhiệm vụ, có hai nhiệm vụ quan trọng là tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Đây cũng là những mục tiêu xuyên suốt Đảng ta đặt ra trong quá trình sáp nhập cấp xã. Từ chủ trương đến lấy ý kiến, thực hiện sáp nhập và vận hành, suy cho cùng chìa khóa là ở nơi dân.

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng
Diễn đàn

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng

Lê Hồng Hạnh - Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Phương án sắp xếp, sáp nhập cấp xã như thế nào hiện đang là mối quan tâm rất lớn từ dư luận, người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức. Dù phương án như thế nào chăng nữa thì “xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp” là mệnh lệnh, yêu cầu bắt buộc các cấp có thẩm quyền cần quan tâm, bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng, hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân.

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn
Diễn đàn

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn

Trong lộ trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh thần “không bàn lùi, chỉ bàn làm” theo các kết luận của Trung ương, việc sáp nhập để có các xã quy mô lớn hơn về diện tích, dân số sau khi không tổ chức cấp huyện là quyết tâm đúng. Quá trình thực hiện, cần hiểu, nắm rõ thực tiễn để có các giải pháp phù hợp; cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, đánh giá để lựa chọn ra được những cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng
Hội đồng nhân dân

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng

Qua giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị khác có chuyên môn tổ chức kiểm tra việc lấy mẫu, xét nghiệm nước tại Công trình cấp nước tập trung nông thôn xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc và công bố, công khai kết quả để người dân yên tâm sử dụng nước. Đồng thời, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án đấu nối sử dụng nguồn nước mặt của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai đối với xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.

Bài cuối: Hóa giải thách thức
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Hóa giải thách thức

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các đơn vị hành chính (ĐVHC) mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm, đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Tin tưởng rằng, khi “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác
Hội đồng nhân dân

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác

Tìm giải pháp khắc phục bất cập việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn, Đoàn giám sát số 51 HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm tránh thất thoát tài nguyên, thất thu thuế. Có biện pháp kiểm tra, bảo đảm môi trường theo cam kết; quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác theo đúng quy định…

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách
Diễn đàn

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách

Bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương (CQĐP) khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp liên tục, thông suốt, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp… Điều 49 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh, đúng thời hạn tại UBND Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được Nhân dân đánh giá cao về tinh thần làm việc của cán bộ, công chức
Diễn đàn

Bài 3: Vì mục tiêu phát triển, sự hài lòng của người dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tổ chức “một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”, phải luôn coi trọng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và hợp lòng dân. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQĐP), nhất là cấp xã. “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Và “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”.

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại
Diễn đàn

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại

Để xây dựng nền hành chính nhà nước theo chính thể dân chủ, cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra các nguyên tắc khoa học về tổ chức bộ máy và cán bộ, trong đó có nguyên tắc “xây dựng một Nhà nước ít tốn kém” và nguyên tắc “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp cơ sở: “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Đó là những nguyên tắc và triết lý tiên tiến trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay.