Án hành chính - "điểm nghẽn" cố hữu

Bên cạnh những kết quả đạt được, “vẫn còn tình trạng người bị kiện không chấp hành nghiêm quy định của Luật Tố tụng hành chính, gây khó khăn cho tòa án trong công tác xét xử và gây bức xúc cho người khởi kiện”. Đây là một trong những nội dung được nêu ra trong báo cáo của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình về công tác của tòa án trong 6 tháng đầu năm 2024.

Trong 6 tháng qua, đối với án hành chính, các tòa án đã thụ lý 9.136 vụ; đã giải quyết, xét xử được 2.756 vụ; đạt tỷ lệ 30,17% (so với cùng kỳ năm 2023, thụ lý tăng 191 vụ). Qua thực tiễn giải quyết, xét xử các vụ án hành chính cho thấy, các vụ án chủ yếu liên quan tới khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai. Quá trình giải quyết, các tòa án đã chú trọng tổ chức đối thoại giữa các bên; khắc phục triệt để việc để quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật, tính đến ngày 31.3.2024, không có vụ án hành chính nào để quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật do nguyên nhân chủ quan... Bên cạnh đó, các tòa án đã tăng cường xét xử trực tuyến các vụ án hành chính, góp phần hạn chế việc phải hoãn phiên tòa nhiều lần; hạn chế việc xét xử vắng mặt người bị kiện; giảm bức xúc cho người khởi kiện.

Trong các vụ án hành chính, người bị khởi kiện, người buộc phải thi hành án hành chính thường là chủ tịch UBND, UBND, cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước. Những chủ thể này là những người hiểu biết, nắm rõ pháp luật. Tuy vậy, vẫn xảy ra tình trạng người bị kiện không chấp hành nghiêm quy định của Luật Tố tụng hành chính. Đây là "điểm nghẽn" cố hữu, kéo dài nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm.

Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề năm 2022 của Ủy ban Tư pháp cũng chỉ rõ, một trong những khó khăn của công tác giải quyết, xét xử vụ án hành chính là tình trạng chủ tịch UBND, hoặc người đại diện không chấp hành nghiêm quy định của Luật Tố tụng hành chính, không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa chiếm tỷ lệ lớn và kéo dài nhiều năm nay. Tại nhiều địa phương mặc dù số lượng án không nhiều, nhưng chủ tịch UBND, hoặc người đại diện vẫn thường xuyên vắng mặt… Ngoài ra, theo quy định những bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật, buộc đối tượng bị khởi kiện phải thi hành nhưng trên thực tế, không ít trường hợp, tòa án phải ra quyết định buộc thi hành án do chủ tịch UBND và UBND không tự nguyện thi hành án. Đây là một thực trạng kéo dài nhiều năm qua.

Và trong 6 tháng đầu năm nay, tình trạng tuân thủ pháp luật về thi hành án hành chính chưa nghiêm một lần nữa lại tái diễn khi các tòa án đã phải ban hành tới 145 quyết định buộc thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án (tăng 63 quyết định so với cùng kỳ năm trước).

Rõ ràng, việc người bị khởi kiện trong các vụ án hành chính không chấp hành nghiêm bản án, quyết định của tòa án đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước. Đây cũng là nguyên nhân khiến công dân bức xúc, phát sinh đơn thư khiếu nại.

Cơ chế xử lý trách nhiệm đối với trường hợp không chấp hành bản án hành chính đã có. Theo đó, Nghị định 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án có trách nhiệm xử lý kỷ luật đối với cá nhân thuộc phạm vi quản lý có hành vi chậm thi hành án, không chấp hành bản án, quyết định của tòa án.

Công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và vị trí công tác có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cố ý không chấp hành án hoặc cản trở thi hành án thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính. Người nào có hành vi không thi hành án, không chấp hành án, cố ý cản trở việc thi hành án có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Trong Nghị quyết số 55/2017/QH14, Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo UBND, Chủ tịch UBND có liên quan thực hiện đúng quy định tại Điều 60 của Luật Tố tụng hành chính, chấm dứt việc không chấp hành các bản án, quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Chế tài đối với người không tuân thủ nghiêm bản án hành chính đã có. Tuy nhiên, việc xử lý trách nhiệm với những trường hợp vi phạm này dường như vẫn đang để ngỏ. Do đó, để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, cần xử lý nghiêm khắc các trường hợp không chấp hành bản án hành chính, tránh tình trạng “nhờn” luật. Chỉ khi cơ chế xử lý trách nhiệm được thực hiện nghiêm thì tình trạng “người bị kiện không chấp hành nghiêm quy định của Luật Tố tụng hành chính” mới không còn tái diễn.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chậm xử lý văn bản trái pháp luật

Số lượng văn bản có quy định trái pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng đến nay mới chỉ xử lý được 80/138 văn bản, số văn bản chưa được xử lý là 58 văn bản. Đề nghị Chính phủ nêu rõ nguyên nhân đến nay còn 58/138 văn bản trái pháp luật chưa được xử lý. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đặt vấn đề này tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào
Chính sách và cuộc sống

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua nhưng hoàn lưu đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc. Người dân tại hầu hết các tỉnh phía Bắc đang phải căng mình đối phó với tình trạng ngập lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

Mô hình Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Quốc hội và Cử tri

Giải ngân đầu tư công và đường dây 500kV mạch 3

Tính đến cuối tháng 8.2024, ước tính có 274.501 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng giao. Kết quả này thấp hơn mức 42,35% của cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý là 31/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương giải ngân có tỷ lệ thấp hơn bình quân chung của cả nước; đặc biệt, có nơi chưa tiêu được đồng nào.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Thu hồi tối đa tài sản tham nhũng

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn, nhiều tài sản có tranh chấp quyền sở hữu kéo dài hoặc chưa được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về tình trạng pháp lý khi tiến hành kê biên, gây khó khăn cho giai đoạn thi hành án. Đây là nội dung được nêu trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

image_sapo
Quốc hội và Cử tri

Tạo lập không gian phát triển mới

Trong giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến có 12 đơn vị hành chính cấp huyện là thị xã, thành phố sắp xếp với toàn bộ hoặc một phần đơn vị hành chính cấp huyện liền kề. 3 thị xã, thành phố dự kiến thành lập mới trên cơ sở sắp xếp đơn vị hành chính; 4 thị xã, thành phố đã có quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu. 48 thị trấn thuộc 28 tỉnh, thành phố dự kiến sắp xếp với toàn bộ hoặc một phần đơn vị hành chính xã liền kề.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng
Chính sách và cuộc sống

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng

Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng 2024.

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả
Chính sách và cuộc sống

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội)

Quản lý giá thuốc là vấn đề rất quan trọng. Kê khai giá thuốc là một cơ sở pháp lý để tổ chức đấu thầu thuốc. Cho nên quản lý giá thuốc luôn là vấn đề nóng, nhận được rất nhiều sự quan tâm. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua đưa ra khái niệm giá bán buôn thuốc dự kiến thay cho khái niệm giá bán buôn toàn chặng trong dự thảo Luật trước đây. Tuy nhiên, tên gọi có khác nhau, nhưng về nội hàm thì không có sự khác biệt.

Nhu cầu thật hay “ảo”?
Chính sách và cuộc sống

Nhu cầu thật hay “ảo”?

Tại phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức mới đây, dù giá khởi điểm chỉ từ 7,3 triệu đồng/m2 nhưng sơ bộ kết quả trúng thầu cao nhất đã lên tới 133 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần giá khởi điểm; giá trúng thầu lô đất thấp nhất là 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.

Kiểm soát chặt các quy định đặc thù
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát chặt các quy định đặc thù

"Tôi không hiểu tính thống nhất của hệ thống pháp luật này chúng ta xử lý như thế nào", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói khi cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Tài trợ cho hoạt động quy hoạch và những hệ lụy
Chính sách và cuộc sống

Tài trợ cho hoạt động quy hoạch và những hệ lụy

Góp ý vào dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng qua, ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cho rằng, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu tương đối đầy đủ, xác đáng các ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, còn một vài nội dung ông băn khoăn, trong đó vấn đề lớn nhất là việc tài trợ cho công tác quy hoạch.