Ăn dồi lợn mua ngoài chợ, người đàn ông mắc liên cầu lợn phải cắt bỏ tay chân

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân nam Đ.V.T (39 tuổi, Nghệ An) trong tình trạng sốt cao liên tục, xuất hiện ban hoại tử tăng dần vùng đầu chi, mũi mặt, chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn.

Qua khai thác thông tin, bệnh nhân T. có tiền sử bị Gút, phát hiện cách 7 năm và điều trị thuốc không thường xuyên. Mặc dù vậy, bệnh nhân có sở thích hay ăn nem, chạo, thịt lợn sống.

Khoảng 4 ngày trước khi nhập viện, gia đình bệnh nhân có mua lòng lợn ở ngoài chợ về ăn. Bệnh nhân có ăn miếng dồi lợn. Một ngày sau, bệnh nhân xuất hiện sốt 39-40 độ, mệt nhiều.

Sau đó, bệnh nhân đi khám tại phòng khám tư chẩn đoán sốt virus, kê đơn hạ sốt tình trạng không cải thiện, xuất hiện các ban toàn thân.

Ăn dồi lợn mua ngoài chợ, người đàn ông mắc liên cầu lợn phải cắt bỏ 2 bàn chân -0
Ăn dồi lợn mua ngoài chợ, người đàn ông mắc liên cầu lợn phải cắt bỏ 2 bàn chân -0
Bàn tay và bàn chân của bệnh nhân bị hoại tử do mắc liên cầu lợn (ảnh:BVCC)

Ngày 14.10, bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An trong tình trạng sốt cao liên tục, xuất hiện ban hoại tử tăng dần vùng đầu chi, mũi mặt, chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do liên cầu và được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết do S.suis/Gout và được chỉ định đặt ông nội khí quản thở máy.

Ths. BS Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết: Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trang sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi, phải can thiệp thở máy, lọc máy…

Hiện tại bệnh nhân đã thoát được cơn nguy kịch. Tuy nhiên, các đầu chi ngón tay, ngón chân đã bị hoại tử.

Ngày 31.10, bệnh nhân được chuyển sang khoa Ngoại Chấn thương, chỉnh hình và thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để phẫu thuật tháo khớp các chi hoại tử ở tay và chân.

Bác sỹ Phạm Văn Tỉnh, Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống cho biết: Sau khi hội chẩn, bệnh nhân đã được tiến hành mổ cấp cứu để loại bỏ phần hoại tử. Sau 3 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ 2 bàn chân và phần ngón tay ở 2 bàn tay.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân đã được chuyển trở lại khoa Hồi sức tích cực để điều trị tiếp. Hiện sức khoẻ bệnh nhân đã tiến triển tốt.

Ths. BS Phạm Văn Phúc khuyến cáo, để phòng bệnh liên cầu lợn, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Đặc biệt, phải nấu chín thịt lợn khi ăn, không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

Đồng thời, phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc,chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Tin tức

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.