Agribank tỉnh Hà Tĩnh ngăn chặn vụ lừa đảo 180 triệu đồng

Cán bộ Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh vừa hỗ trợ, ngăn chặn thành công vụ lừa đảo, giúp khách hàng không bị mất oan số tiền 180 triệu đồng.

Agribank tỉnh Hà Tĩnh ngăn chặn vụ lừa đảo 180 triệu đồng -0
Quầy dịch vụ khách hàng tại AgriBank. Ảnh: ITN

Trước đó, vào chiều 5.9.2023, khách hàng Trần Thị S. (trú tại huyện Thạch Hà) đến Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh để chuyển tiền vào tài khoản số 071926980001 (mang tên Lê Quang Khánh, mở tại ngân hàng Bưu điện Chi nhánh Cầu Giấy - Hà Nội).

Giao dịch viên Từ Thị Huyền Nga thấy bà Trần Thị S. muốn rút toàn bộ sổ tiết kiệm khi chưa đến hạn nên đã trò chuyện, dò hỏi mục đích rút tiền của khách hàng. Tuy nhiên, bà S. chỉ trả lời rút tiền để mua đất cho con. Vẫn cảm thấy không yên tâm, giao dịch viên Huyền Nga tiếp tục khéo léo hỏi thêm thông tin về tài khoản người nhận nhưng khách hàng kiên quyết không chia sẻ thêm bất cứ thông tin nào.

Nhận thấy sự bất thường khi điện thoại của bà S. liên tục đổ chuông, nghi ngờ khách hàng có thể là nạn nhận của một vụ lừa đảo nên giao dịch viên cố gắng trì hoãn thêm thời gian, đồng thời ra tín hiệu cho hướng dẫn viên Nguyễn Tường Vy tiếp tục nói chuyện với bà S.

Agribank tỉnh Hà Tĩnh ngăn chặn vụ lừa đảo 180 triệu đồng -0
Bà Nguyễn Thị Hải Sâm - Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh và cán bộ công an phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) làm việc với khách hàng Trần Thị S. Ảnh: Baohatinh.vn

Quá trình tìm hiểu, được biết, vào trưa 5.9, khách hàng Trần Thị S. nhận được điện thoại từ nhiều số điện thoại lạ khác nhau, tự xưng là công an điều tra thuộc Bộ Công an. Đối tượng yêu cầu bà S. tạm chuyển số tiền 180 triệu đồng vì liên quan đến một vụ án ma túy xuyên quốc gia. Do đối tượng gửi lệnh truy nã (giả) có đóng dấu đỏ của Bộ Công an, đồng thời liên tục gọi điện dọa dẫm khiến bà S. hoảng loạn và nhanh chóng ra ngân hàng rút sổ tiết kiệm để chuyển tiền.

Nhận định đây là một vụ lừa đảo, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Hải Sâm đã trực tiếp giải thích và tuyên truyền để khách hàng Trần Thị S. hiểu rõ, đồng thời liên hệ Công an phường Bắc Hà (TP. Hà Tĩnh) can thiệp nhằm giúp khách hàng yên tâm, không thực hiện giao dịch chuyển tiền nói trên.

Được biết, từ đầu năm lại nay, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã ngăn chặn thành công 4 vụ lừa đảo với tổng số tiền lên đến gần 360 triệu đồng. Trước nhiều thủ đoạn lừa đảo càng ngày càng tinh vi, phức tạp, nhằm giúp khách hàng tránh “sập bẫy”, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh liên tục tuyên truyền, khuyến cáo; khuyến khích khách hàng đăng ký dịch vụ biến động số dư để biết biến động và quản lý số dư tài khoản ngân hàng.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.