Giải pháp toàn diện hơn bảo vệ nguồn nước ngầm

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)

Nước là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của cuộc sống. Theo các nghiên cứu khoa học, mặc dù trái đất của chúng ta là một quả cầu nước nhưng chỉ có 3% là nước ngọt, 68,7% là nước đóng băng ở hai đầu cực và 30,1% là nước ngầm, các nguồn nước khác là 0,9%. Thế giới hiểu rất rõ vai trò của nước ngầm và nhiều nước xem đó là nguồn tài nguyên đặc biệt quý giá của quốc gia, từ đó có luật pháp, chính sách chặt chẽ, hiệu quả để phổ cập, quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên này phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài.

Ở nước ta hiện nay, mặc dù Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Tài nguyên năm 2012 và dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Mười này đã đề cập đến vấn đề bảo vệ nguồn nước dưới đất. Nhưng các quy định này mới chỉ ở phạm vi hẹp, bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm ở góc độ làm hạn chế ô nhiễm, chứ chưa thật sự đề cập một cách đầy đủ, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để hướng tới quản lý, sử dụng, nâng cao chất lượng, số lượng và khai thác bền vững, lâu dài nguồn tài nguyên này.

Trên thực tế, việc khai thác quá mức, tùy tiện nguồn nước ngầm đang diễn ra ở nhiều nơi, theo nhiều hình thức để lấy nước sinh hoạt và sản xuất, làm cho tầng nước ngầm ngày càng sụt giảm. Tầng nước ngầm và các thể ngậm nước bị rút nước quá mức trở nên rỗng, gây ra sụt lún ở nhiều đô thị, đồng bằng.

Đáng lo ngại là, các loại chất thải từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, các bãi chôn lấp, nước thải của các khu dân cư tập trung, nước các dòng sông, dòng kênh bị ô nhiễm, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp ngấm vào đất, nước và tầng nước ngầm dẫn đến ô nhiễm nặng ở tầng nước gần bề mặt. Theo đánh giá của một số công trình nghiên cứu ô nhiễm, amoni đã đến tầng nước ở độ sâu 20m, làm cho nước giếng đào hay khoan nông không còn sạch nữa, có nơi lượng amoni đã vượt hơn 200 lần tiêu chuẩn cho phép.

Những biến đổi về địa chất, sự can thiệp của các công trình xây dựng, sự đô thị hóa, sự dâng lên của nước biển do biến đổi khí hậu và sự thiếu hụt nguồn nước sông do thủy điện chặn dòng ở một số con sông lớn, rừng tự nhiên bị thu hẹp và suy kiệt… đã lấp dần những đường dẫn thấm tự nhiên, do vậy, nước mưa không kịp thấm nhanh tới các tầng nước ngầm mà chủ yếu được dẫn vào các dòng chảy bề mặt, tạo thành lũ lụt, sạt lở đất đai, đồi núi, gây thiệt hại to lớn. Kết quả là làm cho nguồn nước ngầm cũng thiếu nguồn bổ sung và lãng phí nguồn nước ngọt quý giá.

Một số giải pháp công trình hiện nay để giữ nguồn nước mặt chỉ mang tính chất tình thế và nhiều khi lại làm trầm trọng thêm các vấn đề, như các hồ nước ngọt ven biển xây xong một thời gian lại trở thành hồ nước mặn, hồ thủy điện, thủy lợi có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng lũ lụt, tàn phá môi trường, giảm đa dạng sinh học cũng như cạn kiệt tài nguyên.

Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại, xác định đúng vai trò, tầm quan trọng, những thách thức đang đặt ra đối với nguồn tài nguyên nước ngầm để có sự quan tâm, đầu tư đúng mức hơn đối với việc bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên này. Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường lần này là cơ hội để làm điều đó.

Trong điều kiện hiện nay, nếu chưa có sự đầu tư cao hơn về luật pháp, về chính sách, về nguồn lực cho bảo vệ tài nguyên nước ngầm thì cũng phải dành sự quan tâm không ít hơn so với các thành phần môi trường nước khác. Đối với nước mặt, luật pháp đã chú trọng bảo vệ. Tại Mục 1, Chương II của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) về bảo vệ môi trường nước đã dành hẳn 3 điều gồm Điều 7, Điều 8 và Điều 9 để quy định rất đầy đủ, làm rõ những quy định chung cho tới các hoạt động cụ thể để bảo vệ môi trường nước mặt, yêu cầu phải có các kế hoạch, biện pháp quản lý nhà nước đối với nguồn nước mặt. Tuy nhiên, đối với nước ngầm thì dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) mới chỉ quy định duy nhất tại Điều 10 với 8 khoản ngắn gọn. Các giải pháp đề ra ở Điều 10 cũng chưa thật sự mạnh mẽ, có thể không đạt hiệu quả cao trong thực tiễn.

Nội dung bảo vệ môi trường nước ngầm ở Điều 10 dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) phải được làm sâu sắc, cụ thể, toàn diện như các vấn đề bảo vệ môi trường nước mặt quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9. Phải làm rõ các quan điểm, chủ trương và quy định chi tiết hơn về các nhiệm vụ, giải pháp cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với bảo vệ môi trường nước ngầm ở nước ta, từ đầu tư nghiên cứu khoa học, khảo sát, đánh giá trữ lượng, xây dựng hệ thống quan trắc, theo dõi chất lượng, đánh giá các nguồn nguy cơ ô nhiễm, quy hoạch các vị trí khai thác, quy định hạn mức khai thác đến các giải pháp công nghệ hiện đại, thúc đẩy việc nghiên cứu xây dựng các chương trình, kế hoạch, quy hoạch bài bản, dài hạn, dành nguồn kinh phí đầu tư bằng nguồn lực quản lý thích đáng cho nhiệm vụ này. Có như vậy, nguồn tài nguyên nước ngọt vô cùng quý giá và hạn hẹp mới có thể được bảo vệ, khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả phục vụ cho việc phát triển lâu dài của đất nước.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Quyết tâm xóa bỏ điểm nghẽn thể chế

Quán triệt tinh thần đổi mới, thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng pháp luật; tăng cường phân cấp, phân quyền, nhất là cho địa phương; xóa bỏ cơ chế "xin - cho”; tăng cường trách nhiệm giải trình, đề xuất của các cơ quan, tổ chức trình dự án luật trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Dấu ấn chất lượng của vốn FDI

Ngay những ngày đầu tiên của năm mới 2025, tỉnh Bắc Ninh đã trao chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ trương đầu tư cho các dự án với tổng số vốn 1,8 tỷ USD, vượt 1,5 lần kế hoạch của cả năm 2025. Trong đó có dự án mở rộng nhà máy sản xuất màn hình và các linh kiện điện tử “tỷ đô” của Samsung Display. Dự án này được “ông lớn” Samsung cam kết đầu tư từ năm ngoái và đầu năm nay chính thức được trao chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để "tạo khúc quanh” đối với phát triển

Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm để xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực bằng các biện pháp, hình thức kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là một trong những nội dung được nêu rõ trong Chương trình hành động của Chính phủ được ban hành mới đây để thực hiện Quy định 178-QĐ/TW (ngày 27.6.2024) của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những “cánh rừng”, những “cánh đồng” cho các “đàn ong” lấy hoa làm mật? Tại sao chúng ta chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực?"
Chính sách và cuộc sống

Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên mới

“Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị “tổ” cho “đại bàng”, điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những “cánh rừng”, những “cánh đồng” cho các “đàn ong” lấy hoa làm mật? Tại sao chúng ta chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực?... Chúng ta có chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm?".

Áp lực và động lực
Chính sách và cuộc sống

Áp lực và động lực

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã “gợi mở”: cần thực hiện chính sách khoán tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền...

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đột phá khoa học, công nghệ cần chấp nhận mạo hiểm

Hơn một năm trước, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Giải phóng nguồn lực Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp”. Tại đây, đại diện một tập đoàn lớn cho biết, theo quy định, doanh nghiệp được sử dụng Quỹ này để mua bí kíp công nghệ. Vậy nhưng doanh nghiệp “chịu”, không mua được vì không tìm nổi “báo giá”. “Đã là “bí kíp” thì lấy đâu ra báo giá, mà không có báo giá thì không thể tiến hành đấu thầu”, đại diện doanh nghiệp giải thích.

Người dân tuân thủ nghiêm tín hiệu đèn giao thông
Chính sách và cuộc sống

Nghị định 168 - vì sự an toàn của người dân là trên hết

Dù mới có hiệu lực thi hành 2 tuần nhưng Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 168) được đánh giá là một trong những nghị định đi vào cuộc sống một cách nhanh nhất. Ý thức tuân thủ pháp luật giao thông của người dân được nâng lên, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông đã giảm đáng kể.

Cuộc cách mạng vì Nhân dân
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng; mọi sự phấn đấu của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc"… Tầm nhìn và những thông điệp của Tổng Bí thư đang tạo cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong xã hội, hướng đến kỷ nguyên mới của dân tộc, với tinh thần hành động dứt khoát vì lợi ích của nhân dân!

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Giảm gánh nặng thuế thu nhập cho dân

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 tới. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát thuế phí và lệ phí cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7.1 của Bộ Tài chính. Thông tin này khiến người dân rất đỗi vui mừng, thậm chí không ít người “bình chọn” đây là “tin vui nhất trong ngày”.

Không thể chủ quan
Chính sách và cuộc sống

Không thể chủ quan

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023 - dưới ngưỡng cho phép của Quốc hội và là mức phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước, đồng thời góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm; theo đó, thông tư cấm giáo viên dạy thêm bên ngoài nhà trường với chính học sinh mà mình đang dạy tại trường. Đây là điều được dư luận đồng tình ủng hộ khi mà tình trạng dạy thêm đã và đang diễn ra tràn lan.

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường
Chính sách và cuộc sống

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam nâng cao cúp vô địch Đông Nam Á trên sân khách. Tối 5.1, người hâm mộ bóng đá cả nước đã vỡ òa niềm vui chiến thắng, với niềm tự hào vô bờ; đó là những điều vô giá mà thể thao đem lại.

Kỳ vọng rất lớn…
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng rất lớn…

Năm 2024, cả nước đặt chỉ tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Xây dựng, chỉ có khoảng 21.000 căn được xây dựng, tương đương hơn 16% kế hoạch.