78 tác phẩm được trao giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Tối 17.1, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã công bố danh sách 78 tác phẩm xuất sắc được trao giải thưởng của Hội năm 2020. Theo đánh giá chung, các tác phẩm được chọn trao giải phong phú về đề tài, đã có sự tìm tòi, sáng tạo trong cấu trúc và ngôn ngữ thể hiện, tiếp thu chọn lọc thành tựu âm nhạc thế giới.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân cho biết, năm 2020 đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, cùng với đó là bão lũ bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và của... Tuy vậy, đây cũng là năm ghi dấu những thành tích trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có văn hóa, nghệ thuật.

Trong bối cảnh dịch Covid-19, văn hóa nghệ thuật, trong đó có âm nhạc vẫn ghi được nhiều dấu ấn Ảnh: Thanh Thanh
Trong bối cảnh dịch Covid-19, văn hóa nghệ thuật, trong đó có âm nhạc vẫn ghi được nhiều dấu ấn 
 Ảnh: Thanh Thanh

Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tiến hành xét Giải thưởng Âm nhạc năm 2020 từ ngày 29.11 - 2.12.2020, ở các thể loại: Thanh nhạc, khí nhạc, các công trình lý luận phê bình và báo chí âm nhạc, các chương trình biểu diễn. Theo đó, Ban tổ chức đã nhận được 205 tác phẩm của 205 tác giả là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam ở các tỉnh, thành phố gửi tham dự. Cụ thể, thể loại thanh nhạc có 162 tác phẩm (gồm ca khúc, ca khúc thiếu nhi, hợp xướng và ca cảnh); khí nhạc có 13 tác phẩm (độc tấu, hòa tấu, giao hưởng thơ...) và 18 công trình lý luận (sách nghiên cứu, sách chuyên khảo, các bài báo viết về âm nhạc).

Thay mặt Hội đồng xét Giải thưởng Âm nhạc năm 2020, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đánh giá, về thể loại khí nhạc, một số tác phẩm có tìm tòi, sáng tạo trong cấu trúc và ngôn ngữ thể hiện, đã có tác phẩm giao hưởng thơ được viết khá chắc về bút pháp và được dàn nhạc quốc tế trình bày nên khá hấp dẫn... Bên cạnh đó còn có những tác phẩm quá đơn giản, cấu trúc không rõ ràng, chưa thể hiện cá tính âm nhạc, thiếu tính chuyên nghiệp. Một số tác phẩm giữa âm thanh và tổng phổ chưa khớp nhau.

Trao giải cho các tác giả có công trình, tác phẩm xuất sắc Ảnh: Thanh Thanh
Trao giải cho các tác giả có công trình, tác phẩm xuất sắc 
Ảnh: Thanh Thanh

"Tuy nhiên, các tác phẩm đã đi sâu vào các đề tài cách mạng, đất nước, tình yêu, con người; khai thác được tính dân tộc; có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc phương Tây và âm nhạc truyền thống; tiếp thu một cách chọn lọc bút pháp và thành tựu của âm nhạc thế giới...", nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhận xét.

Mặc dù thể loại thanh nhạc có số lượng ca khúc dự thi nhiều hơn năm 2019, nhưng chưa mang tính độc đáo, phần nhiều quen thuộc, bút pháp theo lối cũ, nhiều bài giống nhau cả giai điệu và nội dung. Đã có những ca khúc thiếu nhi hay, phù hợp với lứa tuổi, có chất lượng tốt hơn cả về nội dung lẫn hình thức trình bày.

Năm 2020, các ca khúc thiếu nhi đã có chất lượng tốt hơn cả về nội dung lẫn hình thức trình bày Ảnh: Thanh Thanh
Năm 2020, các ca khúc thiếu nhi đã có chất lượng tốt hơn cả về nội dung lẫn hình thức trình bày
Ảnh: Thanh Thanh

Các tác phẩm dự thi ở thể loại công trình lý luận phê bình gồm công trình nghiên cứu và tập hợp các bài báo phần lớn đạt chất lượng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề về tính khoa học, quan điểm đánh giá chưa bảo đảm tính chính xác và khách quan...

Hội đồng nghệ thuật đã lựa chọn được 78 tác phẩm chất lượng để trao giải. Trong đó, hạng mục ca khúc có 41 giải, 3 giải A là: “Tiếng khèn” (Vũ Duy Cương, thơ Hoàng Chiến Thắng), “Ơn thầy” (Đức Tân), “Nơi ấy tình yêu bắt đầu” (Phạm Anh Thông, thơ Nguyễn Hồng Sơn). 

Hạng mục ca khúc thiếu nhi có 2 giải A là “Đêm trăng nhớ Cuội” (Phạm Quang Trung), “Biển hát lời mẹ Âu Cơ” (Văn Thành Nho).

Hạng mục giao hưởng có 1 giải A là giao hưởng thơ “Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản” (Nguyễn Ngọc Tú).

Hạng mục hòa tấu - thính phòng và hợp xướng không có giải A, có một giải B cho Tứ tấu dây (Mai Ngọc Hùng).

Mảng lý luận và sách nghiên cứu không có giải A, chỉ có 5 giải B và 1 giải Khuyến khích. Trong khi tác phẩm báo chí có 2 giải A thuộc về 10 bài báo nghiên cứu âm nhạc dân gian (Trần Thế Truyền) và 10 bài báo về âm nhạc năm 2019, 2020 (Phan Thuận Thảo).

Văn hóa

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...