7 nội dung mới của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022

Với 483 đại biểu tán thành, chiếm 96,99%, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Luật sẽ có hiệu lực từ 1.3.2023. Trao đổi với Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết một số nội dung mới, đáng chú ý so với luật cũ.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) năm 2022 bổ sung 7 nội dung mới so với luật cũ. Trong đó, có một số nội dung chú ý như sau: Bổ sung tổ chức trung gian thanh toán, bảo đảm nguyên tắc trao đổi thông tin hai chiều với nước ngoài, sửa đổi các dấu hiệu rửa tiền đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ... Luật gồm 4 Chương 66 Điều, giảm 1 Chương và tăng 16 Điều so với Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012.

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung 7 nội dung mới so với luật cũ -0
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV

Thứ nhất, Luật bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Cụ thể, Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) kế thừa quy định về đối tượng báo cáo tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012.

Bên cạnh đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung về đối tượng báo cáo như tên gọi của một số hoạt động của đối tượng báo cáo (các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kinh doanh trò chơi có thưởng...) phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và nội hàm khái niệm theo khuyến nghị của tổ chức quốc tế; bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên cơ sở luật hóa quy định về đối tượng này tại Nghị định số 116/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung).

Đồng thời, để đảm bảo bao quát được các hoạt động phát sinh trong tương lai, Luật quy định Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo chưa được quy định tại Luật sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thứ hai, bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại" trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và nước ngoài

Quy định về hợp tác quốc tế tại Luật được kế thừa từ quy định tại Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012 và luật hóa các quy định tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung). Bên cạnh đó, để đáp ứng thực tiễn, Luật bổ sung nguyên tắc có đi có lại trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

Thứ ba, phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro thấp, trung bình và cao

Luật quy định về việc đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền. Theo đó, định kỳ 5 năm, ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, trình Chính phủ phê duyệt.

Các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm thực hiện cập nhật rủi ro về rửa tiền dựa trên việc triển khai kế hoạch thực hiện sau đánh giá hoặc khi có các rủi ro phát sinh thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành gửi ngân hàng Nhà nước tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, Luật giao Chính phủ quy định chi tiết về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền.

Về trách nhiệm đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo, đối tượng báo cáo phải đánh giá rủi ro về rửa tiền; xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền, trong đó có nội dung về việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro thấp, trung bình, cao và các biện pháp áp dụng tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền. Luật giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo.

Thứ tư, quy định cụ thể hơn về thông tin nhận biết khách hàng

Về nhận biết khách hàng, Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) năm 2022 quy định cụ thể hơn về thông tin nhận biết khách hàng; bổ sung quy định đối tượng báo cáo có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định pháp luật để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp; sửa đổi các quy định về nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba trên cơ sở hoạt động kinh doanh qua giới thiệu quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 và quy định xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua việc thuê tổ chức khác.

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 bổ sung 7 nội dung mới so với luật cũ -1
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải thông tin với Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những điểm mới của Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Về cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung quy định về cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị của tổ chức quốc tế, quy định rõ hơn trách nhiệm của đối tượng báo cáo phải thực hiện các biện pháp thích hợp để xác minh nguồn gốc tài sản của khách hàng chủ sở hữu hưởng lợi và thực hiện giám sát mối quan hệ kinh doanh trong suốt quá trình giao dịch với khách hàng này.

Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) quy định đối tượng báo cáo phải ban hành chính sách, quy định để nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền trước khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới và sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới và áp dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro về rửa tiền.

Thứ năm, làm rõ hơn quy định đối tượng báo cáo khi thiết lập quan hệ với ngân hàng đối tác

Về minh bạch thông tin của pháp nhân, thỏa thuận pháp lý, tổ chức phi lợi nhuận, Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) kế thừa và quy định cụ thể hơn một số yêu cầu thu thập, cập nhật, lưu trữ, thông tin của đối tượng báo cáo, cá nhân, tổ chức có liên quan; quy định trách nhiệm cung cấp các thông tin này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về quan hệ ngân hàng đại lý, Luật mới làm rõ hơn quy định đối tượng báo cáo khi thiết lập quan hệ với ngân hàng đối tác để cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác cho ngân hàng đối tác phải thu nhập thông tin về ngân hàng đối tác, đánh giá việc thực hiện các biện pháp về phòng, chống rửa tiền, hiểu rõ về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền của ngân hàng đối tác trong quan hệ đại lý.

Về giám sát một số giao dịch đặc biệt, kế thừa quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 về các giao dịch đặc biệt mà đối tượng báo cáo phải giám sát, đồng thời, bổ sung quy định đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường; kiểm tra thông tin và mục đích của giao dịch, trường hợp có nghi ngờ, phải xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ và có thể từ chối giao dịch đó.

Thứ sáu, sửa đổi một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ

Về trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ thông tin, hồ sơ về phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) làm rõ hơn yêu cầu về quy định nội bộ của các đối tượng báo cáo; giảm bớt yêu cầu về quy định nội bộ cho đối tượng báo cáo là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Luật sửa đổi một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ; bổ sung dấu hiệu đáng ngờ đối với hoạt động trung gian thanh toán; sửa đổi quy định về thời hạn báo cáo, khắc phục những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Quy định cụ thể về lưu trữ, bảo mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo, phù hợp với pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt đông của đối tượng báo cáo.

Thứ bảy, quy định cụ thể hơn về việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể hơn về việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước, cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Về áp dụng các biện pháp tạm thời, Luật quy định rõ hơn các trường hợp thực hiện trì hoãn giao dịch; luật hóa quy định về việc miễn trách nhiệm của đối tượng báo cáo tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), bổ sung quy định về thời điểm thực hiện biện pháp trì hoãn giao dịch đảm bảo tính kịp thời, phù hợp Khuyến nghị của tổ chức quốc tế.

Luật bổ sung trách nhiệm của bộ, ngành trong việc thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền; sửa đổi trách nhiệm cụ thể một số bộ, ngành, bảo đảm phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành và tính thống nhất với quy định pháp luật liên quan.

Về điều khoản thi hành, Luật sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 49 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Điều 34, Điều 35 Luật Phòng, chống khủng bố và bổ sung quy định về áp dụng quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền trong phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tạo cơ sở để thực hiện các yêu cầu về nâng cao tính độc lập của đơn vị phòng, chống rửa tiền và đáp ứng khuyến nghị của tổ chức quốc tế.

Pháp luật

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential
Vụ án

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential

Bộ Công an cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét nơi ở đối với Lê Thùy Dung (sinh năm 1985, trú tại phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lợi dụng đầu tư vào các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy
Pháp luật

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy

Theo báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy do Bộ Công an tổ chức sáng ngày 18.11, thời gian qua, nổi lên tình trạng các đối tượng thuê, sử dụng khách sạn, căn hộ chung cư, resort nghỉ dưỡng cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy.

Quang cảnh buổi kiểm tra
Pháp luật

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Bảo đảm chuyên nghiệp và tạo điểm nhấn

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Quốc phòng kiểm tra thực địa và nghe báo cáo công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã đề nghị các đơn vị quyết tâm, nỗ lực, cố gắng hoàn thành mọi công tác chuẩn bị để Triển lãm diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.

Vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Tin tức

Vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

Ngày 13.11, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) cho biết: từ ngày 3-11.11, Đoàn công tác phụ nữ Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Việt Nam đã tham gia các hội thảo về vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tại trụ sở Cảnh sát liên bang Úc (AFP).