"TỰ HÀO HÀNG VIỆT NAM" "TINH HOA HÀNG VIỆT NAM"

Yên Bái: Nhiều hình thức hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp địa phương đến với người tiêu dùng trong nước

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm nông nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là thị trường trong nước sau nhiều năm chịu tác động của dịch Covid-19, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, theo thống kê, huyện đã hỗ trợ nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao và nhiều sản phẩm đặc trưng lên sàn thương mại điện tử, đặc biệt triển khai hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử như: postmart.vn, voso.vn và các sàn giao dịch thương mại điện tử hợp pháp khác, để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường.

Những năm tới, huyện Lục Yên sẽ  tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại đối với những sản phẩm OCOP; đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản qua mô hình "Thương mại điện tử xuyên biên giới”; đổi mới mẫu mã bao bì sản phẩm; hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp về kỹ năng số và cách thức để có thể sử dụng các thiết bị di động thông minh trong quá trình giao dịch trên sàn thương mại điện tử. 

Cùng với đó, từng bước tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông nghiệp làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam với chất lượng cao, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc Vận động “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Khoai tím Lục Yên là một trong số các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Yên Bái. Ảnh: ITN
Khoai tím Lục Yên là một trong số các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Yên Bái. Ảnh: ITN

Theo Sở Công Thương tỉnh Yên Bái, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp phục hồi sau khi chịu tác động của dịch Covid-19 và mở rộng thị trường tiêu thụ, Sở đã hỗ trợ hàng chục doanh nghiệp của tỉnh hoàn thiện xây dựng và hoàn thiện hạ tầng TMĐT, đồng thời duy trì hoạt động của sàn TMĐT Yên Bái tại địa chỉ sctyenbai.com với gần 1.000 lượt doanh nghiệp và hơn 600 lượt sản phẩm chào bán trên sàn.

Thống kê cho thấy, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như quế Trấn Yên, chè Shan tuyết Suối Giàng, gạo Séng cù Mường Lò, chè Bát tiên Trấn Yên, bưởi Đại Minh; miến đao Quy Mông; trà Sơn tra Shan Thịnh; măng tre Bát độ Trấn Yên; mật ong Mù Cang Chải…  đều được đông đảo người tiêu dùng trong nước ủng hộ, đánh giá cao về chất lượng

Tỉnh Yên Bái cũng tổ chức các gian hàng tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước; hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại 15 hội chợ triển lãm được tổ chức tại các tỉnh thành phố trong cả nước; tổ chức thành công tuần hàng giới thiệu sản phẩm nông, thuỷ sản, đặc sản, sản phẩm OCOP tại Siêu thị Big C Thăng Long Hà Nội… Tỉnh đặt mục tiêu mỗi năm đưa 2 - 3 sản phẩm nông sản của tỉnh được tiêu thụ tại hệ thống siêu thị trong nước.

Sàn thương mại điện tử tỉnh Yên Bái. Ảnh: VA
Sàn thương mại điện tử tỉnh Yên Bái. Ảnh: VA

Ngoài việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Yên Bái cũng chú trọng tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, đăng ký mã số vùng trồng. Trong đó tập trung vào vùng trồng chè, cây đao riềng, rau an toàn… Tính đến nay, Yên Bái đã có 37 tổ chức, cá nhân được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu; 13 tổ chức, cá nhân được cấp mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa.

Mã số vùng trồng là mã định danh cho một vùng trồng trọt nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Mã hóa vùng trồng mang lại nhiều ích lợi thiết thực cho nông dân như: Chuẩn hóa quá trình chăm sóc, quản lý cây trồng, vật nuôi, quản lý được diện tích trồng, đưa ra quy trình chuẩn trong chăm sóc; cảnh báo tình hình dịch bệnh, lên kế hoạch chăm sóc, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và ước lượng năng suất… 

Để khuyến khích việc đăng ký cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh, tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 51/2022/NQ-HĐND, tỉnh sẽ hỗ trợ chi phí tư vấn, giám sát và gắn mã vùng trồng cho các cá nhân, tổ chức với mức hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng cho vùng trồng phục vụ xuất khẩu; 20 triệu đồng cho vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa và hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm chủ lực, tối đa 10 triệu đồng/sản phẩm.

Với những hoạt động hỗ trợ, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nông sản địa phương, Yên Bái kỳ vọng những sản phẩm này sẽ được người tiêu dùng trong nước đón nhận, ủng hộ cũng như khôi phục tiêu tùng trong nước sau đại dịch Covid-19, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với những sản phẩm Việt chất lượng cao.

Xã hội

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...