Xử phạt doanh nghiệp rầm rộ khai thác “đất chui” sau phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Sau loạt bài phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân liên quan đến mỏ đá Kỳ Liên (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã hết thời hạn thuê đất vẫn khai thác đất tuồn ra ngoài bán cho các công trình, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Hà Tĩnh đã có quyết định xử phạt hành chính.

Ngày 29.1.2024, thông tin từ Sở TNMT Hà Tĩnh cho biết, Thanh tra của đơn vị này vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Lạc An (trụ sở đóng tại phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) do ông Nguyễn Văn Dũng là người đại diện theo pháp luật, vì đã có hành vi khai thác sử dụng khoáng sản đi kèm tại mỏ đá khe Sủm Ao tại phường Kỳ Liên (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định. Theo đó, Thanh tra Sở TNMT Hà Tĩnh đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 80 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Lạc An.

Với hành vi khai thác sử dụng khoáng sản đi kèm khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định, Công ty cổ phần Lạc An bị xử phạt 80 triệu đồng.
Với hành vi khai thác sử dụng khoáng sản đi kèm khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định, Công ty cổ phần Lạc An bị xử phạt 80 triệu đồng.

Trước đó, Báo Đại biểu Nhân dân có bài viết phản ánh, mỏ đá Kỳ Liên thuộc phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp phép lại cho Công ty Cổ phần Lạc An vào năm 2012 trên diện tích hơn 15 ha.

Đến năm 2018, hợp đồng thuê đất của mỏ đá đối với Công ty Cổ phần Lạc An hết hạn. Theo quy định, công ty này phải dừng hoạt động khai thác khoáng sản để làm hồ sơ gửi các cấp chính quyền trình UBND tỉnh ký quyết định thuê đất. Thế nhưng, khi chưa được UBND tỉnh Hà Tĩnh ký quyết định đồng ý cho thuê đất, khoảng 1 tháng nay doanh nghiệp này đã ngang nhiên đưa rất nhiều máy xúc, cùng hàng chục chiếc xe tải lớn rầm rộ cho khai thác đất đưa đi bán cho các công trình.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 15.9.2023 sau khi nhận được phản ánh của nhân dân về việc Công ty cổ phần Lạc An khai thác khoáng sản đưa ra ngoài khi chưa đầy đủ thủ tục phía UBND phường Kỳ Liên đã tiến hành lập biên bản. UBND phường Kỳ Liên yêu cầu Công ty cổ phần Lạc An dừng ngay các hoạt động động phong hóa và vận chuyển khoáng sản ra khỏi khu vực mỏ.

Tuy nhiên, đến ngày 5.10.2023 phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục ghi nhận tại mỏ đá Kỳ Liên của Công ty cổ phần Lạc An có hàng chục chiếc xe tải gắn các logo 179, Tiến Thuận, LOGISTICS KY ANH với nhiều kích cỡ khác nhau đang sắp hàng dài chờ lấy đất.

Sau khi “ăn đất”, những chiếc xe này đã tỏa đi các hướng. Trong đó có nhiều xe đã chở đất đến một gói thầu thuộc Dự án Đường trục chính Trung tâm nối QL1 đoạn tránh thị xã Kỳ Anh đến cụm Cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương. Dự án do Ban QLDA Đầu tư xây dựng Khu vực Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).