Xử lý thế nào đối với công trình chưa nghiệm thu Phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng?

Xin hỏi, công trình chưa thực hiện nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã được đưa vào sử dụng sẽ bị xử lý thế nào? - Câu hỏi của bạn Tiến Linh (Bình Phước).

Xử lý công trình chưa nghiệm thu Phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng -0
Ảnh minh hoạ/ITN

Luật sư Vũ Tuấn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 15, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định về nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy như sau:

- Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

- Chủ đầu tư, chủ phương tiện phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng.

- Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

+ Nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao;

+ Đối với các bộ phận của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

- Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.

Vậy việc không nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy mà đưa công trình vào sử dụng thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4, Điều 38, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng như sau:

“Điều 38. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng

[…]

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

[…];

b) Buộc thực hiện nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại khoản 4, Điều này;

c) Buộc thực hiện việc thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại khoản 5, Điều này;

[...]”

Như vậy, đối với cá nhân có hành vi đưa vào sử dụng hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi không nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt gấp 2 lần mức phạt trên đối với tổ chức có hành vi vi phạm (theo khoản 2 Điều 4, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP) và buộc thực hiện nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.