Xử lý gần 800 nghìn trường hợp vi phạm giao thông sau 3 tháng cao điểm

Cục Cảnh sát giao thông cho biết, sau 3 tháng  (từ 20.6 - 20.9) thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã phát hiện, xử lý gần 800 nghìn trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 1.400 tỷ đồng.

Theo đó, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 788.607 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền gần 1.400 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe (GPLX), bằng, chứng chỉ chuyên môn 134.064 trường hợp; tạm giữ 189.045 phương tiện các loại. Trong đó: Đường bộ: Xử lý 773.467 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền hơn 1.300 tỷ đồng; tước 133.872 GPLX; tạm giữ 189.010 phương tiện các loại. Đường thủy: Xử lý 15.140 trường hợp, phạt tiền gần 30 tỷ đồng; tạm giữ 35 phương tiện; tước bằng, chứng chỉ chuyên môn 192 trường hợp.

Thu 1.400 tỷ đồng tiền phạt sau 3 tháng ra quân xử lý vi phạm giao thông - 2
Lực lượng CSGT xử lý 47.224 trường hợp phương tiện vận tải cơi nới thùng xe, chở hàng quá trọng tải, quá khổ

Về vi phạm nồng độ cồn: xử lý 110.774 trường hợp; phạt tiền hơn 500 tỷ đồng; tạm giữ 110.774 phương tiện; tước GPLX 69.358 trường hợp. So với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 47.315 trường hợp, tiền phạt tăng hơn 200 tỷ đồng.

Một số Công an địa phương có kết quả xử lý cao như: TP Hồ Chí Minh 15.803 trường hợp, Hà Nội 7.323 trường hợp, Hải Phòng 5.603 trường hợp, Bình Dương 4.548 trường hợp, Đồng Nai 4.230 trường hợp, Thừa Thiên Huế 3.008 trường hợp, Đắk Lắk 2.999 trường hợp, Tây Ninh 2.909 trường hợp, Bắc Giang 2.779 trường hợp, Lạng Sơn 2.580 trường hợp, Phú Thọ 2.551 trường hợp, Bắc Ninh 2.414 trường hợp, Cà Mau 2.353 trường hợp, Bình Định 2.280 trường hợp...

Xử lý phương tiện vận tải hàng hóa vi phạm quy định về “cơi nới” thùng xe, chở hàng quá trọng tải, quá khổ: 47.224 trường hợp; phạt tiền hơn 260 tỷ đồng; tạm giữ 1.164 phương tiện; tước GPLX 24.483 trường hợp. Yêu cầu tháo, cắt thùng xe: 8.094 trường hợp; hạ tải: 15.377 trường hợp. So với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 27.006 trường hợp, tiền phạt tăng hơn 100 tỷ đồng.

Một số Công an địa phương có kết quả xử lý cao như: Thanh Hóa 3.272 trường hợp; Hà Nội 3.233 trường hợp, Nghệ An 1.773 trường hợp, TP. Hồ Chí Minh 1.771 trường hợp, Đồng Nai 1.767 trường hợp, Phú Thọ 1.655 trường hợp, Bình Định 1.491 trường hợp, Khánh Hòa 1.345 trường hợp, Bắc Ninh 1.211 trường hợp, Bà Rịa - Vũng Tàu 1.118 trường hợp, Thừa Thiên Huế 1.111 trường hợp, Bình Phước 1.074 trường hợp, Phú Yên 1.053 trường hợp, Hà Nam 1.051 trường hợp...

Xử lý vi phạm về tốc độ trên đường bộ: 112.337 trường; phạt tiền gần 200 tỷ đồng; tạm giữ 3.372 phương tiện; tước GPLX 26.398 trường hợp. So với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 26.668 trường hợp, tiền phạt tăng gần 50 tỷ đồng.

Một số Công an địa phương có kết quả xử lý cao như: TP Hồ Chí Minh 12.917 trường hợp, Đồng Nai 5.141 trường hợp, Quảng Ninh 5.085 trường hợp, Bình Thuận 4.227 trường hợp, Bình Phước 4.067 trường hợp, Nghệ An 3.888 trường hợp, Lâm Đồng 3.828 trường hợp, Hà Tĩnh 3.711 trường hợp, Khánh Hòa 3.263 trường hợp, Đắk Lắk 2.901 trường hợp, Bắc Giang 2.876 trường hợp, Bình Định 2.793 trường hợp, Cần Thơ 2.583 trường hợp, Thái Nguyên 2.394 trường hợp, Hải Phòng 2.356 trường hợp...

Xử lý hành vi vi phạm trên đường thủy nội địa: Chở quá vạch mớn nước an toàn: 11.205 trường hợp; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị an toàn kỹ thuật, PCCC: 402 trường hợp; chở hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ: 16 trường hợp; cảng, bến thủy nội địa hoạt động không phép: 55 trường hợp; vi phạm về đăng ký, đăng kiểm: 985 trường hợp.

Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm chở quá vạch mớn nước an toàn cao: Tiền Giang (1.929 trường hợp); An Giang (1.893 trường hợp); Cần Thơ (1.210 trường hợp); Đồng Tháp (1.098 trường hợp); TP. Hồ Chí Minh (520 trường hợp); Đồng Nai (479 trường hợp)...

Pháp luật

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential
Vụ án

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential

Bộ Công an cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét nơi ở đối với Lê Thùy Dung (sinh năm 1985, trú tại phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lợi dụng đầu tư vào các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy
Pháp luật

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy

Theo báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy do Bộ Công an tổ chức sáng ngày 18.11, thời gian qua, nổi lên tình trạng các đối tượng thuê, sử dụng khách sạn, căn hộ chung cư, resort nghỉ dưỡng cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy.

Quang cảnh buổi kiểm tra
Pháp luật

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Bảo đảm chuyên nghiệp và tạo điểm nhấn

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Quốc phòng kiểm tra thực địa và nghe báo cáo công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã đề nghị các đơn vị quyết tâm, nỗ lực, cố gắng hoàn thành mọi công tác chuẩn bị để Triển lãm diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.

Vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Tin tức

Vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

Ngày 13.11, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) cho biết: từ ngày 3-11.11, Đoàn công tác phụ nữ Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Việt Nam đã tham gia các hội thảo về vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tại trụ sở Cảnh sát liên bang Úc (AFP).