Xôn xao quy định cộng điểm ưu tiên thi lớp 10 cho con người hoạt động cách mạng trước 1945

Những ngày qua, nhiều ý kiến tranh luận nảy sinh khi trong kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 của một số Sở GD-ĐT có quy định: cộng điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước năm 1945.

Theo đó, ở phần chế độ ưu tiên trong kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024 của một số địa phương có quy định rõ đối tượng cộng 2 điểm ưu tiên như sau:

“Con liệt sĩ; con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; Con của người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên";

Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1.1.1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”.

Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng quy định nhóm được cộng điểm ưu tiên gồm "con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945" là không phù hợp, “xa rời thực tế”.

Bởi người hoạt động cách mạng trước năm 1945 hiện đã trên dưới 100 tuổi, trong khi độ tuổi của học sinh vào lớp 10 năm học này là 15 tuổi. 

Xôn xao về chính sách cộng điểm thi lớp 10 cho con người hoạt động cách mạng trước 1945 -0
Đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên theo kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2023-2024 của một địa phương

Theo lý giải của một số địa phương, quy định đối tượng ưu tiên vào lớp 10 trong văn bản của Sở GD-ĐT đưa ra là dựa theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18.4.2014 về quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT quy định đối tượng được cộng điểm ưu tiên gồm:

Nhóm đối tượng 1: Con liệt sĩ; Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; Con của người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên".

Nhóm đối tượng 2: Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Con thương binh mất sức lao động dưới 81%; Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.

Nhóm đối tượng 3: Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; Người dân tộc thiểu số; Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đến ngày 26.5.2014, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư bổ sung vào điểm a khoản 2 Điều 7 (bổ sung vào nhóm đối tượng 1 được cộng điểm ưu tiên) của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT.

Theo đó, bổ sung đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên là: “con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945".

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề trên PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết Bộ GD-ĐT đã có kế hoạch chuẩn bị sửa đổi quy định đối tượng được cộng điểm ưu tiên nói trên.

Theo PGS Thành, Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT được ban hành năm 2014. Khi đó, ban soạn thảo thông tư muốn bao quát hết tất cả các đối tượng và trường hợp này là tính cả con đẻ và con nuôi hợp pháp của người hoạt động cách mạng, tức tính cả đối tượng hoạt động cách mạng nhận con nuôi. 

Ví dụ, người tham gia hoạt động cách mạng từ những năm 15 tuổi nhưng đến 60-70 tuổi, thậm chí nhiều tuổi hơn mới nhận con nuôi. Như vậy, vẫn có thể con của họ thi vào lớp 10 khi họ ở độ tuổi khoảng 90. 

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, chính sách có tính thời điểm.

“Cách đây 10 năm, mọi việc hoàn toàn khác. Đến khi đối tượng không còn sẽ bỏ đi, tuy nhiên chúng tôi tính toán cần độ trễ nhất định để không bỏ sót người đáng được hưởng chế độ ưu tiên, nhằm đảm bảo quyền lợi. Thông tư của Bộ GD-ĐT cũng không quy định mức điểm ưu tiên cụ thể là bao nhiêu mà việc này sẽ do Sở GD-ĐT địa phương quyết định”, ông cho hay.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.