Xét xử vụ AIC: Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị 30 năm tù

Đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Thị Thanh Nhàn từ 14-15 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng,” từ 16-17 năm tù về tội “Đưa hối lộ."

Xét xử vụ AIC: Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị 30 năm tù -0
Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Ngày 24.12, sau khi kết thúc phần xét hỏi, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC) và 35 bị cáo chuyển sang tranh luận.

Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (sinh năm 1969, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC) từ 14-15 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng,” từ 16-17 năm tù về tội “Đưa hối lộ." Tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Nhàn là 30 năm tù.

Bị cáo Trần Mạnh Hà (sinh năm 1971, Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC) bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng,” từ 13-14 năm tù về tội “Đưa hối lộ." Tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Hà là từ 25-27 năm tù.

Bị cáo Trần Đình Thành (sinh năm 1955, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai) bị đề nghị mức án từ 10-11 năm tù; bị cáo Đinh Quốc Thái (sinh năm 1959, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai) bị đề nghị từ 9-10 năm tù về cùng tội “Nhận hối lộ."

Xét xử vụ AIC: Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị 30 năm tù -0
Bị cáo Trần Đình Thành, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai tại phiên tòa. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Bị cáo Phan Huy Anh Vũ (sinh năm 1967, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai) bị đề nghị mức án từ 10-11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng," từ 9-10 năm tù về tội “Nhận hối lộ." Tổng hợp hỉnh phạt chung đối với bị cáo Vũ là từ 19-21 năm tù.

Bị cáo Bồ Ngọc Thu (sinh năm 1960, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai) bị đề nghị mức án từ 4-5 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ."

Bị cáo Trịnh Huy Cường (sinh năm 1975, Trưởng phòng Quản lý xây dựng-Sở Xây dựng Đồng Nai, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Kiểm định và Tư vấn xây dựng Đồng Nai) bị đề nghị xử phạt từ 30-36 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng."

Các bị cáo còn lại bị Viện Kiểm sát đề nghị về cùng tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: Hoàng Thị Thúy Nga (sinh năm 1975, Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC) từ 8-9 năm tù; Phan Minh Trí (sinh năm 1979, Trưởng phòng Hành chính quản trị Bệnh viện Đồng Nai) 7-8 năm tù; Nguyễn Thị Dung (sinh năm 1954, Tổng Giám đốc Công ty Mediconsult Việt Nam) 5-6 năm tù; Vũ Quang Ngọc (sinh năm 1981, nguyên Phó Giám đốc Công ty Medicosult Việt Nam) 4-5 năm tù; Nguyễn Công Tiến (sinh năm 1965, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Tư vấn đầu tư xây dựng Thế hệ mới) 6-7 năm tù.

Ninh Văn Sinh (sinh năm 1979, chuyên viên Thẩm định giá Công ty Thẩm định giá Thế hệ mới) 5-6 năm tù; Hoàng Thế Quỳnh (sinh năm 1985, nhân viên Công ty AIC) 6-7 năm tù; Lê Chí Tuân (sinh năm 1980, Trưởng nhóm hồ sơ-Ban Quản lý Dự án 1 Công ty AIC) 4-5 năm tù; Nguyễn Đăng Thuyết (sinh năm 1970, nguyên Giám đốc Công ty Thành An Hà Nội) 3-4 năm tù; Đỗ Mỹ Hạnh (sinh năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cát Vân Sa) 6-7 năm tù; Ngô Thế Vinh (sinh năm 1965, Giám đốc Công ty Việt Tiên) 4-5 năm tù; Huỳnh Tuấn Anh (sinh năm 1984, Giám đốc Công ty Tạ Thiên Ân) 4-5 năm tù; Nguyễn Thị Tích (sinh năm 1962, Tổng Giám đốc Công ty Mopha) 5-6 năm tù; Nguyễn Thị Sen (sinh năm 1984, nguyên Giám đốc Công ty Thiết bị Y tế và Môi trường) 4-5 năm tù; Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1960, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm tư vấn Xây dựng Đồng Nai-nay là Trung tâm Tư vấn Quy Hoạch Kiểm định Xây dựng Đồng Nai) 6-7 năm tù; Ngô Quang Vinh (sinh năm 1975, Kỹ sư Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Đồng Nai) 5-6 năm tù, Nguyễn Thành Thái (sinh năm 1987, nhân viên Trung tâm Tư vấn xây dựng Đồng Nai) 4-5 năm tù; Đỗ Văn Sơn (sinh năm 1977, nguyên Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế) 7-8 năm tù.

Năm bị cáo: Nguyễn Tiến Thu (sinh năm 1987, nhân viên Công ty AIC); Nguyễn Quang Minh (sinh năm 1986, nhân viên Công ty AIC); Chu Văn Hiếu (sinh năm 1966, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến công và tư vấn Phát triển công nghiệp, Sở Công thương tỉnh Đồng Nai); Lưu Văn Phương (sinh năm 1983, Kỹ sư, nguyên nhân viên Công ty AIC); Nguyễn Tấn Sỹ (sinh năm 1982, nguyên nhân viên Công ty TCI) cùng bị đề nghị mức án từ 3-4 năm tù.

Sáu bị cáo: Lê Thị Bích Thủy (sinh năm 1980, Giám đốc Công ty TNT), Cao Thị Tám (sinh năm 1964, nguyên Trưởng phòng Tư vấn đấu thầu-Trung tâm Tư vấn, Xây dựng Đồng Nai-Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai), Phan Thành An (sinh năm 1973, nguyên Trưởng phòng Quản lý dự án-đấu thầu Trung tâm Kiểm định và Tư vấn xây dựng tỉnh Đồng Nai); Lê Lâm Đồng (sinh năm 1977, chuyên viên Phòng Quản lý đô thị thành phố Biên Hòa, nguyên nhân viên phòng Quản lý dự án-đấu thầu của Trung tâm Kiểm định và Tư vấn Xây dựng Đồng Nai); Lê Thị Hương (sinh năm 1983, nguyên Phó ban Kế toán Công ty AIC); Nguyễn Văn Bằng (sinh năm 1970, nguyên Giám đốc Công ty Tâm Hợp) cùng bị đề nghị mức án từ 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Đại diện Viện Kiểm sát khẳng định căn cứ vào các lời khai, tài liệu chứng cứ thu thập được… có đủ cơ sở xác định 36 bị cáo trong vụ án đã thực hiện các hành vi phạm tội: vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong số 36 bị cáo bị điều tra, truy tố và xét xử nêu trên, có 8 bị cáo gồm: Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Mạnh Hà, Nguyễn Đăng Thuyết, Đỗ Mỹ Hạnh, Ngô Thế Vinh, Nguyễn Thị Tích, Nguyễn Thị Sen, Đỗ Văn Sơn, trước hoặc sau khi vụ án bị khởi tố, điều tra đã xuất cảnh khỏi Việt Nam để trốn tránh việc xử lý về hình sự, gây khó khăn cho việc giải quyết toàn diện đối với vụ án.

Cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã; đồng thời các Cơ quan tiến hành tố tụng đã phát thư kêu gọi các bị cáo ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật nhưng không có kết quả.

Tuy nhiên, với các tài liệu, chứng cứ thu thập được có đủ căn cứ xác định hành vi của các bị cáo nêu trên đã phạm tội như Viện kiểm sát truy tố.

Việc Tòa án quyết định đưa vụ án cùng các bị cáo (kể cả các bị cáo đã truy nã nhưng không có kết quả) ra xét xử là kịp thời, cần thiết, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật để giải quyết toàn diện vụ án với tinh thần “trốn cũng không thể trốn được."

Bản luận tội nêu rõ việc phát hiện, xử lý các vụ án về tham nhũng, kinh tế được thực hiện đồng bộ, triệt để “không có vùng cấm," góp phần quan trọng trong việc kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi vi phạm, tội phạm tham nhũng, kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

Nhiều vụ án có quy mô, tính chất đặc biệt nghiêm trọng phức tạp bị phát hiện, nhiều cán bộ cấp cao bị xử lý về hình sự trong đó có nhiều người phạm tội có chức vụ cao.

Trong số đó, nhiều vụ án hình sự về kinh tế-tham nhũng, chức vụ được phát hiện đã chứng minh sự cấu kết, thông đồng của các đối tượng thể hiện “lợi ích nhóm” hay “nhóm lợi ích." Vụ án này là một minh họa điển hình cho “lợi ích nhóm," “nhóm lợi ích." Đó là sự cấu kết, thông đồng giữa doanh nghiệp với người có thẩm quyền, vì lợi ích vật chất đã thực hiện trái quy định của pháp luật, tạo điều kiện để doanh nghiệp trục lợi, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hàng trăm tỷ đồng.

Hành vi này còn xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức và cá nhân các lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Sở ban ngành tỉnh Đồng Nai, làm cho một bộ phận cán bộ, công chức bị thoái hóa biến chất, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Tin tức

Bảo đảm thực chất trong đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Tin tức

Bảo đảm thực chất trong đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22.7.2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Phòng Tư pháp huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện quyết định; đồng thời, phòng ban hành công văn hướng dẫn và trực tiếp hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện tự đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật của xã, thị trấn.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho báo cáo viên pháp luật
Tin tức

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho báo cáo viên pháp luật

Vừa qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Hội nghị Tập huấn kỹ năng thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật. Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Nguyễn Thị Thược dự và chỉ đạo Hội nghị.

Đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại Đắk Nông
Tin tức

Đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại Đắk Nông

Thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Bộ Tư pháp năm 2024, mới đây, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo "Đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật" tại TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Hải đoàn Biên phòng 18 tuyên truyền chống khai thác IUU
Tin tức

Hải đoàn Biên phòng 18 tuyên truyền chống khai thác IUU

Biên đội III/24 Hải đoàn Biên phòng 18 vừa tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân trên vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dưới nhiều hình thức thích hợp với địa bàn, từng đối tượng cụ thể; nhằm tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân về ý thức chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước; đặc biệt là chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Tin tức

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp vừa tổ chức Tọa đàm nắm bắt tình hình thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" ban hành tại Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11.8.2022 của Thủ tướng Chính phủ của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam. Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp Ngô Quỳnh Hoa chủ trì, điều hành buổi làm việc.

Tử hình kẻ sát hại Thượng uý công an ở Hà Tĩnh
Tin tức

Tử hình kẻ sát hại Thượng uý công an ở Hà Tĩnh

Bị phát hiện mua bán chất trái phép ma túy, Trần Trọng Gia Bảo đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người Thượng úy Trần Trung Hiếu, công tác tại Công an xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Do vết thương quá nặng, Thượng úy Hiếu đã hy sinh.

Mới ra tù, giả danh cán bộ để lừa đảo chạy án chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng
Tin tức

Mới ra tù, giả danh cán bộ để lừa đảo chạy án chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng

Theo kế hoạch, khi có người muốn xin chạy án, chạy tại ngoại... Tâm sẽ đến gặp người thân của các bị can, bị cáo này để nói chuyện. Tâm xưng có mối quan hệ thân quen với người tên Hải (tức là đối tượng Trần Hải) đang làm việc tại cơ quan tố tụng có thể xin tại ngoại và giảm án cho các bị can, bị cáo.

Cảnh báo lừa đảo gia tăng dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9
Tin tức

Cảnh báo lừa đảo gia tăng dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9

Thời gian qua, các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo hiện tượng lừa đảo qua mạng để chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, lợi dụng dịp lễ Quốc khánh 2.9 sắp tới các đối tượng sẽ gia tăng hoạt động lừa đảo như giả mạo nhân viên khách sạn, dụ dỗ nạn nhân đặt phòng để chiếm đoạt tiền hay mạo danh các shop tặng quà tri ân khách hàng đánh vào lòng tham của nhiều người, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển 5.000 viên ma túy
Tin tức

Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển 5.000 viên ma túy

Ngày 18.8, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị đã đấu tranh thành công Chuyên án bí số 1996T về mua bán, tàng trữ, vận chuyển và tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý từ Lào về Việt Nam.