Xét tuyển đại học 2024: Thí sinh nên dựa vào tiêu chí nào để lựa chọn ngành học?

Theo các chuyên gia, thí sinh nên lựa chọn ngành học trước khi chọn trường. Việc lựa chọn ngành học cần dựa trên sự đam mê, yêu thích cùng năng lực, sở trường của các em, bên cạnh cân nhắc cơ hội phát triển của ngành học đó hiện nay.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, thí sinh sẽ chính thức đăng ký xét tuyển đại học năm 2024. Đây là khoảng thời gian "nước rút" để các em cân nhắc lựa chọn ngành học, trường đại học phù hợp trước khi bước vào đăng ký xét tuyển.

"Không nên chỉ vì thích một trường mà lựa chọn tất cả ngành học trong trường đó"

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, thí sinh cần chọn ngành học trước mới chọn trường, thay vì ngược lại.

Ngành học cần được chọn dựa trên sự đam mê, yêu thích cùng năng lực, sở trường của mình, bởi thí sinh sẽ theo đuổi nghề đó trong suốt giai đoạn rất dài sắp tới.

"Nếu lựa chọn sai ngành, việc thi lại, học lại và chuyển đổi sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như những nguồn lực khác. Chính vì thế, ngành học phải được xác định trước. Các em không nên chỉ vì thích một trường mà lựa chọn tất cả ngành học trong trường đó, để nhất định đỗ được trường đó. Đây là quan điểm tôi nghĩ sẽ khiến các em cảm thấy hối tiếc sau này", PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT khuyên thí sinh hãy cân nhắc để lựa chọn ngành học, sau đó xem những trường đại học, cơ sở đào tạo nào có uy tín, so sánh giữa các trường (dựa trên tìm hiểu thông tin về môi trường, đội ngũ, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ, phòng thí nghiệm hỗ trợ việc đào tạo, mạng lưới doanh nghiệp,...) để chọn nguyện vọng phù hợp với mình nhất.

"Điều quan trọng nhất các em cần nắm vững là chương trình đào tạo của ngành đó như thế nào, kèm với những thông số phụ trợ như tôi đã nêu, cũng như các yếu tố về năng lực tài chính của gia đình, khoảng cách địa lý,... để cân nhắc lựa chọn trường nào sẽ thích hợp nhất với bản thân các em", PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nói.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác tuyển sinh, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa cho rằng khi chọn ngành, thí sinh trước hết nên chọn ngành mình thấy yêu thích.

"Nếu yêu thích, dù sau này có gặp khó khăn, các em vẫn có đam mê để theo đuổi. Nhưng nếu chọn ngành mình không thích, chỉ một chút thử thách cũng rất dễ nản lòng, không học được", PGS.TS Nguyễn Phú Khánh nhìn nhận.

Bên cạnh đó, theo ông, thí sinh cũng nên chọn ngành bản thân có năng khiếu, năng lực, đồng thời xem xét cơ hội phát triển của ngành đó ở thị trường hiện tại ra sao. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng không phải cứ ngành “hot” thì cơ hội phát triển sẽ tốt hơn các ngành khác. Nếu chọn những ngành khó hơn, hóc búa hơn, ít người theo đuổi nhưng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó thì cơ hội phát triển cũng rất lớn.

Thí sinh cũng nên lựa chọn môi trường học phù hợp. Bởi trường đại học không chỉ trau dồi cho các em yếu tố chuyên môn mà còn liên quan nhiều đến kỹ năng, trải nghiệm. Những kỹ năng, trải nghiệm được rèn giũa thông qua môi trường học sẽ giúp các em hình thành năng lực.

Theo PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, kiến thức là quan trọng với một sinh viên mới ra trường đi xin việc, nhưng chưa phải yếu tố quyết định. Doanh nghiệp hiện nay yêu cầu ở nhân sự rất nhiều yếu tố, bao gồm cả vấn đề giao tiếp, kỹ năng mềm,...

Xét tuyển đại học 2024: Thí sinh nên dựa vào tiêu chí nào để lựa chọn ngành học? -0
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT (Ảnh: Tố Linh)

Hiện nay, việc lựa chọn ngành nghề cũng phụ thuộc khá lớn vào điều kiện gia đình. Mỗi gia đình có một điều kiện kinh tế khác nhau, thí sinh nên cân nhắc lựa chọn các cơ sở giáo dục phù hợp với khả năng tài chính của gia đình, bởi các em sẽ phải chi trả học phí trong một khoảng thời gian khá dài, từ 4-5 năm trở lên.

"Cuối cùng, thí sinh cần căn cứ vào kết quả điểm của mình để lựa chọn ngành học, trường học phù hợp. Nếu em quá đam mê một ngành, nhưng điểm xét tuyển của ngành đó qua các năm lại quá cao so với điểm số em đạt được thì cũng nên cân nhắc khi đặt nguyện vọng, để đảm bảo cơ hội trúng tuyển của mình", PGS.TS Nguyễn Phú Khánh đưa ra lưu ý.

Tìm "giao điểm" giữa điều bạn thích, điều xã hội cần, điều bạn được trả tiền và điều bạn giỏi

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận, Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ tới thí sinh khái niệm "Vòng tròn Ikigai" để lựa chọn ngành học phù hợp.

Vòng tròn Ikigai là giao điểm của 4 vòng tròn lớn gồm: điều bạn thích, điều xã hội cần (cơ hội việc làm), điều bạn được trả tiền (mức thu nhập) và điều bạn giỏi.

"4 yếu tố trong Vòng tròn Ikigai đều rất quan trọng. Khi chọn ngành, nếu như các em chỉ dựa vào 2 yếu tố là điều em thích và điều em giỏi, trong khi ngành này ít cơ hội việc làm, mức thu nhập của cử nhân ra trường không cao, tương lai của em sẽ bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu chỉ chọn ngành học vì thấy nhu cầu xã hội cao, mức thu nhập hấp dẫn nhưng em không đam mê và bản thân cũng không giỏi, sau này em sẽ thấy không phù hợp, khó để làm việc tốt.

Như vậy, các em cần cố gắng làm sao để tối đa hóa, tốt nhất là có cả 4 vòng tròn, hoặc ít nhất phải được 3 vòng tròn nói trên", Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận phân tích.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thí sinh có thể biết ngành học nào phù hợp với mình? Thí sinh có yêu thích, có thể giỏi trong ngành này hay không?

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận cho rằng, để trả lời những câu hỏi này, thí sinh hãy tìm tới các trang hướng nghiệp, xác định tính cách thông qua những bài đánh giá, bài test.

Sau đó, các em nên tìm kiếm thông tin qua các kênh truyền thông để biết những ngành học nào đang có cơ hội việc làm rộng mở, mức thu nhập cao. Các em cũng có thể hỏi chuyên gia tuyển sinh, tìm nghe các buổi tư vấn tuyển sinh của các trường,…

Hiện nay, nhiều trường đại học đã công bố công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp. Đó là những thông tin thí sinh có thể tham khảo, tham chiếu, từ đó lựa chọn ngành học phù hợp nhất.

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống chung của Bộ từ ngày 18 đến 17h ngày 30.7. Trong khoảng thời gian này, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng (không giới hạn số lần).

Từ 31.7 đến 17h ngày 6.8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến.

Chậm nhất ngày 21.7, Bộ GD-ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) với các khối ngành Sức khỏe, Sư phạm, rồi xử lý nguyện vọng xét tuyển của thí sinh từ ngày 13.8 đến 17h ngày 17.8.

Trước 17h ngày 19.8, các trường phải công bố điểm chuẩn, thông báo cho thí sinh trúng tuyển đợt 1. Đến 17h ngày 27.8, thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học (bằng hình thức trực tuyến).

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.