Xây dựng thư viện số - Hướng đi kịp thời, hiệu quả

Thực hiện chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhiều thư viện có cách làm hiệu quả đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và vận hành, xây dựng thư viện thông minh, nâng cao năng lực phục vụ người đọc.

Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Sơn La Hồ Thị Kim Dung cho biết, năm 2023, Thư viện được cấp 2,5 tỷ đồng thực hiện chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Từ nguồn kinh phí này, Thư viện đã đầu tư máy tính, máy in, máy scan và nâng cấp phần mềm, đường truyền internet, cùng một số thiết bị phục vụ bạn đọc. 

Xây dựng thư viện số - Hướng đi kịp thời, hiệu quả -0
Cán bộ Thư viện tỉnh Sơn La thực hiện số hóa tài liệu. Nguồn: baosonla.org.vn

Thư viện tỉnh Sơn La đã thực hiện ứng dụng phần mềm “Thư viện điện tử Libd 6.0”, “Thư viện số Liboldigtal 6.0, duy trì website https://thuviensonla.com.vn phục vụ bạn đọc; 1.305 tài liệu được số hóa là các đầu sách, truyện, chữ Thái cổ và hàng trăm video, audio về các tài liệu...

Thư viện cũng số hóa nội dung các tài liệu, đầu sách thành dạng trình chiếu, video trên website của thư viện; tích hợp mã QR cho các tài liệu để bạn đọc dễ dàng tra cứu nhanh chóng, thuận tiện.

Nhờ triển khai đồng bộ các phần mềm ứng dụng CNTT trong hoạt động, người đọc trên địa bàn tiếp cận dễ dàng với tài liệu của thư viện theo nhu cầu. Với mục tiêu số hóa tài liệu và tài nguyên thông tin, Thư viện tỉnh tiếp tục ưu tiên số hóa các tài liệu địa chí, sách cổ, tài liệu quý hiếm, có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học của tỉnh, dự kiến từ 150.000 - 200.000 trang được số hóa; tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyển đổi số, sử dụng và quản trị thư viện điện tử, thư viện số cho cán bộ trong hệ thống thư viện về kỹ năng vận hành thư viện điện tử; quản lý các đầu sách, các thư viện trong tỉnh bằng hệ thống thông tin điện tử.

Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế những năm gần đây cũng đầu tư ứng dụng CNTT vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của xã hội, phù hợp với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0. Giám đốc Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Thị Kim Oanh cho biết, đơn vị đã triển khai đồng bộ các công đoạn xử lý tài liệu trên phần mềm quản lý thư viện điện tử; tăng cường công tác quảng bá, truyền thông về thư viện trên các ứng dụng của mạng xã hội như fanpage, zalo, facebook và trên website của thư viện.

Một trong những kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển văn hóa đọc đó là Thư viện chú trọng liên kết bổ sung sách điện tử (sách số) có bản quyền với các nhà xuất bản, các công ty cung cấp các giải pháp số để phục vụ người đọc trên môi trường số. Các tài liệu tại địa chỉ https://sachweb.com/ebookthuvien/thuvientinhthuathienhue là những cuốn sách hay nguyên bản phục vụ các thành phần, lứa tuổi. Thư viện chú trọng phát triển các nguồn tài nguyên thông tin số như: Số hóa các nguồn báo tạp chí liên quan đến địa phương và biên mục trên phần mềm thư viện điện tử để phục vụ bạn đọc tra cứu.

Xây dựng thư viện số - Hướng đi kịp thời, hiệu quả -0
Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế trao giải cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2023, ngày 25.11. Ảnh: LC

Bà Hoàng Thị Kim Oanh thông tin, hầu hết tài liệu nhập vào thư viện đã được xây dựng thành cơ sở dữ liệu quản lý trên phần mềm quản lý thư viện và được đồng bộ, kết nối dữ liệu với các thư viện địa phương. Đến nay có hơn 121.825 biểu ghi trên phần mềm Emiclib được biên mục tại Thư viện Tổng hợp tỉnh.

Việc đầu tư cơ sở thiết bị phục vụ công tác số hóa, chuyển đổi số tài liệu và hệ thống máy tính, mạng máy tính cũng được đơn vị quan tâm triển khai. Đến nay, Thư viện Tổng hợp tỉnh có hệ thống máy chủ server có hệ thống sao lưu dự phòng, bảo mật được kết nối với hệ thống máy trạm Client các máy trạm đối với bộ phận quản trị, nhân viên và bạn đọc. Hạ tầng dữ liệu được đồng bộ và lưu trữ tại máy chủ và có hệ thống lưu trữ dự phòng…

Có thể thấy, chuyển đổi số trong hoạt động thư viện tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế và Thư viện tỉnh Sơn La thời gian qua đã tác động tích cực thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trên địa bàn. Đây cũng là tiền đề để các Thư viện tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thiện và phát triển nền tảng dữ liệu số, góp phần tăng khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đến người đọc, tạo điều kiện cho các tầng lớp Nhân dân truy cập thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào.

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.