Vốn khuyến công gia cố sức cạnh tranh cho gốm Bàu Trúc

Với nguồn vốn khuyến công, Sở Công thương Ninh Thuận đã hỗ trợ 2 cơ sở sản xuất ở làng gốm Bàu Trúc đầu tư lò nung gốm Thanh Hà (Quảng Nam) nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm - khâu yếu nhất của gốm Bàu Trúc, từ đó lan tỏa ra cả làng nghề…

Gia cố sức cạnh tranh

Làng nghề làm gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) được biết đến với những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm. Làng có 553 hộ dân thì 400 hộ làm gốm nhưng quy mô sản xuất nhỏ lẻ và phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng chủng loại. Trước thực tiễn đó, Sở Công thương Ninh Thuận đã hỗ trợ 40 triệu đồng cho 2 cơ sở sản xuất gốm ở làng nghề Bàu Trúc đầu tư lò nung gốm Thanh Hà (Quảng Nam) nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm - khâu yếu nhất của gốm Bàu Trúc.

 Vốn khuyến công giúp gốm Bàu Trúc gia tăng sức cạnh tranh
Vốn khuyến công giúp gốm Bàu Trúc gia tăng sức cạnh tranh

Ông Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc cho biết, dự án sau khi hoàn thành đã lan tỏa lợi ích thực tế cho các cơ sở gốm, nâng cao nhận thức và nhân rộng cách nung gốm bằng lò nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm. 100% sản phẩm gốm chín đồng đều, không có sản phẩm hư hỏng do nứt, bể. Tỷ lệ sản phẩm lỗi, hỏng giảm đáng kể do nhiệt độ nung đạt trên 900o C và có thể nâng thêm nhiệt độ nung theo yêu cầu nhằm bảo đảm độ chín của gốm.

Tháng 9 năm nay, Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với Cục Công thương tổ chức hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất ngói màu không nung tự động cho Công ty TNHH MTV Mỹ Viên. Theo đó, để thực hiện các công đoạn phối trộn sản phẩm, đưa vào máy ép, phủ sơn tự động, Công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất công suất trên 1,8 triệu viên/năm với tổng đầu tư gần 8 tỷ đồng, trong đó khuyến công quốc gia hỗ trợ 800 triệu đồng. Theo Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Viên Nguyễn Kỳ Phong, đây là mô hình sản xuất hiện đại, thân thiện môi trường. Dự kiến, sau khi đi vào hoạt động doanh thu đạt 20 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm ổn định cho 20 lao động địa phương.

Trước đó, nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động, năm 2015, Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận (Trung tâm) đã hỗ trợ Công ty CP May Tân Tiến Ninh Thuận mở 4 lớp đào tạo may công nghiệp cho133 học viên với kinh phí 795,8 triệu đồng, trong đó vốn khuyến công quốc gia 195,8 triệu đồng. Sau đó, Công ty May Tân Tiến Ninh Thuận đã sử dụng 103 lao động với mức thu nhập ổn định.

Tính chung giai đoạn 2014 - 2020, khuyến công Ninh Thuận đã 74 đề án với tổng kinh phí là 27,7 tỷ đồng. Vốn khuyến công đã góp phần khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh xác định được hướng đầu tư đúng đắn, hiệu quả, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời giúp các cơ sở mạnh dạn đầu tư, tạo thêm việc làm cho người lao động.

Rút ngắn thời gian phê duyệt đề án

Tại hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2020, đại diện Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận bộc bạch, là tỉnh còn khó khăn, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển nên nhu cầu và nguyện vọng được thụ hưởng nguồn kinh phí khuyến công rất lớn. Tuy nhiên, kinh phí dành cho hoạt động khuyến công địa phương quá thấp và đối tượng thụ hưởng phần lớn là hộ kinh doanh.

Bên cạnh đó, chính sách khuyến công đã được bổ sung, sửa đổi nhưng còn có điểm chưa theo kịp nhu cầu thực tế. Ví dụ, thời gian phê duyệt đề án từ lúc thu thập thông tin đến khi phê duyệt còn kéo dài (từ tháng 6 năm trước đến đầu năm sau), trong khi máy móc và thiết bị của doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật và thay đổi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và tính khả thi của đề án. Vấn đề này Cục Công thương địa phương, Bộ Công thương ưu tiên xem xét giải quyết.

Giai đoạn 2021 - 2025, Sở Công thương Ninh Thuận đặt mục tiêu hỗ trợ đào tạo lao động thành nghề cho khoảng 700 - 800 lao động tại các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ 5 mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản phẩm mới; chuyển giao công nghệ và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật cho 40 - 60 cơ sở; hỗ trợ 6 - 10 cơ sở sản xuất công nghiệp xây dựng mô hình thí điểm áp dụng sản xuất hơn trong công nghiệp…

Theo Giám đốc Sở Công thương Ninh Thuận Phạm Đăng Thành, để thực hiện tốt kế hoạch khuyến công, cần rà soát lại cơ chế, chính sách đã ban hành để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Cùng với đó phải xây dựng quy chế phối hợp giữa khuyến công, xúc tiến thương mại và khuyến nông nhằm từng bước thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp, nông nghiệp phát triển trong quan hệ gắn bó đồng bộ với nhau. Đề cập tới thực tế phần lớn cơ sở công nghiệp nông thôn có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình, năng lực tài chính còn thấp, ông Thành cho rằng cần có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay cho những đối tượng này để phát triển ổn định.

Xã hội

Khai trương chuyên trang Thương hiệu quốc gia trên Báo Nhân Dân
Xã hội

Khai trương chuyên trang Thương hiệu quốc gia trên Báo Nhân Dân

Chiều 22.10, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Công Thương khai trương chuyên trang Thương hiệu quốc gia (tại địa chỉ http://thuonghieuquocgia.nhandan.vn), đánh dấu mốc lần đầu tiên Việt Nam có một chuyên trang cung cấp hệ thống dữ liệu toàn diện, chính thống, được trình bày hiện đại, trực quan về các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp hàng đầu quốc gia..

ECHO, World Vision, CARE và Plan chung tay hợp tác hỗ trợ nhân đạo cho Việt Nam sau bão Yagi
Xã hội

ECHO, World Vision, CARE và Plan chung tay hợp tác hỗ trợ nhân đạo cho Việt Nam sau bão Yagi

Ngày 22.10, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết tiếp nhận nguồn hỗ trợ ứng phó nhân đạo và phục hồi sớm sau cơn bão Yagi ở Việt Nam từ Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên. Hoạt động nhằm kịp thời chia sẻ, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai khắc phục hậu quả sau bão, tái thiết cuộc sống.

Cảnh giác khi nhận được yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail
Công nghệ

Cảnh giác khi nhận được yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail

Mới đây, ông Sam Mitrovic - chuyên gia tư vấn giải pháp của Microsoft, đã lên tiếng cảnh báo người dùng Gmail về thủ đoạn lừa đảo giả mạo nhân viên của Google, gửi tin nhắn và gọi điện thông báo tài khoản của nạn nhân có dấu hiệu bị xâm nhập, yêu cầu thực hiện các thao tác để khôi phục tài khoản.

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam
Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam

Sáng 22.10, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo thông tin chương trình “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích”, nhìn lại chặng đường gần 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật và tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong nỗ lực bảo vệ gấu tại Việt Nam.

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"
Xã hội

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"

Thực hiện Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 26.4.2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Công văn số 2926/CV-HĐPH ngày 27.5.2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh về việc tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2024; Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-STP về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam
Môi trường

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. 

Người dân Hà Nội khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thành công nhờ nguồn vốn đầu tư của Agribank.
Đời sống

Bài cuối: Cùng Thủ đô xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình số 04-CTr/TU, Khóa XVII của Thành ủy Hà Nội đặt ra, đó là hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố vào năm 2025; để đạt mục tiêu trên, Hà Nội rất cần sự đồng lòng vào cuộc, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có Agribank.

Đào tạo nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giúp nhiều phụ nữ ở Mù Cang Chải có thêm thu nhập
Đời sống

Mù Cang Chải huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã giải ngân gần 120 tỷ đồng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt gần 50% kế hoạch. Các chương trình giảm nghèo được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và kịp thời, hàng trăm tỷ đồng đã được giải ngân. Trong đó, công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực luôn được địa phương chú trọng thực hiện.

Nhiều lao động tại Thái Nguyên được đào tạo và làm việc tại các cụm công nghiệp lớn
Đời sống

Thái Nguyên: Nỗ lực tạo việc làm cho người nghèo

Từ năm 2023 đến nay, hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đáp ứng nguyện vọng. Qua đó, tạo cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.