Vissan (VSN): Lợi nhuận quý 3 sụt giảm

Luỹ kế 9 tháng, Vissan có doanh thu thuần 2.799 tỷ đồng, giảm 17,3 % so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế giảm 18,5 % về mức 97 tỷ đồng.

Dữ liệu tài chính quý 3.2022 thể hiện, CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan; Mã chứng khoán: VSN), doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối thịt heo có doanh thu thuần đạt mức 944 tỷ đồng, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận gộp theo đó cũng giảm 17,8 % về mức 218 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính của Vissan trong kỳ tăng nhẹ lên mức gần 8 tỷ đồng.

Các chi phí lãi vay, bán hàng, quản lý doanh nghiệp trong kỳ của VSN đều giảm. Kết quả, lợi nhuận sau thuế trong kỳ của Vissan đạt mức 31 tỷ đồng, giảm 28 % so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, so với quý 1 đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Vissan đã sụt giảm từ mức 36 tỷ đồng xuống mức 31 tỷ đồng.

Vissan (VSN): Lợi nhuận quý 3 sụt giảm -0
Diễn biến lợi nhuận sau thuế của Vissan (Đơn vị: tỷ đồng).

Luỹ kế 9 tháng 2022, Vissan có doanh thu thuần 2.799 tỷ đồng, giảm 17,3 % so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế giảm 18,5 % so với cùng kỳ năm 2021 về mức 97 tỷ đồng.

Về tình hình tài chính, thời điểm cuối quý 3, tổng tài sản của Vissan đạt mức 2.020 tỷ đồng, giảm 11,7 % so với thời điểm đầu năm, chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Các khoản tiền và tương đương tiền ghi nhận sụt giảm mạnh tới 43 % về mức 489 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 10,5 % lên mức 272 tỷ đồng tuy nhiên khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đã giảm so với thời điểm đầu năm.

Hàng tồn kho của Vissan giảm so với thời điểm đầu năm xuống mức 527 tỷ đồng nhưng dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng tử 963 triệu (thời điểm đầu năm) lên mức 2,2 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của Vissan tính tới ngày cuối tháng 9.2022 đã giảm tới 27,8 % do các khoản nợ ngắn hạn giảm mạnh, đặc biệt là vay nợ tài chính ngắn hạn đã giảm từ mức 282 tỷ (thời điểm đầu năm) xuống chỉ còn 11 tỷ đồng.

Dữ liệu lưu chuyển tiền tệ của Vissan cho thấy, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tính đến hết quý 3 đạt mức 85 tỷ đồng, chỉ số này có sự hao hụt so với chỉ số 339 tỷ đồng thời điểm đầu năm 2022. Hết 9 tháng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của Vissan đang âm 176 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 277 tỷ đồng. Kết quả, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Vissan âm hơn 368 tỷ đồng.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.