- Vietravel Airlines thua lỗ, Vietravel (VTR) lợi nhuận âm hơn 100 tỷ đồng
- Vietravel (VTR) bán cổ phần cho quỹ đầu tư VinaCapital
- Cổ phiếu của Vietravel bị hạn chế giao dịch
- Vietravel mua lại 500 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, vốn chủ sở hữu âm 97 tỷ đồng
- Vốn chủ sở hữu âm, Vietravel nộp hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ
Theo đó, đề xuất tăng vốn đầu tư được hãng kiến nghị sau hơn 2 năm cất cánh. Hiện tại, Vietravel Airlines đang sở hữu đội máy bay 3 chiếc Airbus A321, với quy mô vốn 1.300 tỉ đồng.
Theo doanh nghiệp, đối với một hãng hàng không mới, đầu tư phát triển đội máy bay là nhu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển. Vì chỉ khi sở hữu đội tàu bay đủ lớn, doanh nghiệp mới có thể có lãi.
Dự kiến đến năm 2025, các chủ sở hữu của Vietravel Airlines sẽ góp thêm 700 tỷ đồng, qua đó nâng tổng mức mức góp vốn của chủ sở hữu lên 2.000 tỷ đồng. Phần vốn còn lại sẽ được Vietravel Airlines huy động từ các nhà đầu tư trên thị trường, cũng như tận dụng thêm các giải pháp tài chính khác nhau.
Trước đó, tại báo cáo tài chính quý 3.2022 của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel, mã chứng khoán: VTR) ghi nhận khoản lỗ hơn 44 tỷ đồng từ công ty liên doanh liên kết, đó chính là hãng hàng không Vietravel Airlines.
Từ tháng 9.2022, cổ phiếu VTR của Vietravel bị hạn chế, chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần trên sàn UPCoM. Nguyên nhân là công ty bị âm vốn chủ sở hữu hơn 104 tỷ đồng căn cứ theo báo cáo soát xét bán niên 2022. Đến quý 3.2022, vốn chủ của Vietravel vẫn âm 97 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tính chung cả năm 2022, Vietravel cắt giảm mạnh được các chi phí như lãi vay, bán hàng và giảm lỗ ở công ty liên kết. Nhờ đó, Vietravel đã ngắt được mạch hai năm lỗ nặng vì dịch với lãi trước thuế khoảng 121 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch cả năm.
Đến thời điểm ngày cuối tháng 12.2022, Vietravel đã thoát khỏi tình trạng âm vốn chủ sở hữu khi dương khoảng 128 tỷ đồng.