Việt Nam là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới

Đây là nhận định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024 ngày 6.1. Năm 2024, tăng trưởng GDP đạt 7,04%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra và cao thứ 4 trong giai đoạn 2011 - 2024. Kết quả tích cực này là động lực quan trọng cho năm 2025 và những năm tiếp theo.

GDP bình quân đầu người ước đạt 114 triệu đồng

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều yếu tố rủi ro, bất định. Tuy nhiên, kinh tế thế giới đang dần ổn định khi thương mại hàng hóa toàn cầu được cải thiện trở lại, áp lực lạm phát giảm dần, điều kiện thị trường tài chính tiếp tục được nới lỏng, thị trường lao động phục hồi tích cực. Trong bối cảnh đó, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi rõ nét. Tăng trưởng khởi sắc dần qua từng tháng, từng quý. Lạm phát thấp hơn mục tiêu, các cân đối lớn được bảo đảm, kết quả trên nhiều lĩnh vực quan trọng đạt và vượt mục tiêu.

Toàn cảnh họp báo. Ảnh: Vũ Quang
Toàn cảnh họp báo. Ảnh: Vũ Quang

Việt Nam là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới, Tổng Cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV.2024 ước tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước, chỉ thấp hơn quý IV các năm 2017, 2018 trong giai đoạn 2011 - 2024, duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước. Cụ thể, quý I tăng hơn 5,9%, quý II tăng hơn 7,2%, quý III tăng hơn 7,4%, quý IV tăng hơn 7,5%. Tốc độ tăng GDP năm 2024 của cả nền kinh tế đạt 7,09% so với năm trước, xét trong giai đoạn 2011 - 2024, kết quả này chỉ thấp hơn các năm 2018, 2019 và 2022.

Trong tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 5,37%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 45,17%; khu vực dịch vụ đóng góp 49,46%. Xét theo khu vực kinh tế, trong năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,27%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,32%, khu vực dịch vụ năm 2024 tăng 7,38%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, quy mô GDP nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 476,3 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 114 triệu đồng/người, tương đương 4.700 USD, tăng 377 USD so với năm 2023. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 221,9 triệu đồng/lao động, tương đương 9.182 USD/lao động, tăng 726 USD so với năm 2023.

Vốn FDI thực hiện tăng 9,4%

Đáng chú ý, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 20,62 tỷ USD, chiếm 81,4% tổng vốn FDI thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,84 tỷ USD, chiếm 7,2%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 1,07 tỷ USD, chiếm 4,2%.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước đạt 2.037,5 nghìn tỷ đồng, bằng 119,8% dự toán năm và tăng 16,2% so với năm trước. Tổng chi ngân sách cả năm khoảng 1.830,8 nghìn tỷ đồng.

Toàn cảnh họp báo

Toàn cảnh họp báo

Cũng trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 786,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu hơn 24,7 tỷ USD. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV.2024 tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Về tình hình doanh nghiệp, năm 2024, cả nước có hơn 157.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 1.547 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, có gần 76.200 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024 hơn 233.400 doanh nghiệp, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là gần 100.100 doanh nghiệp, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước, gần 76.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 16,3% và hơn 21.600 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 20%.

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, kết quả tích cực của năm 2024 là tiền đề quan trọng để bước sang năm 2025, nền kinh tế sẽ tăng tốc và về đích, hoàn thành cao nhất các mục tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này, theo Tổng cục Thống kê, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, mặt bằng lãi suất; kiểm soát giá cả, thị trường; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ, dự án đầu tư quy mô lớn, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tiêu dùng, tập trung phát triển thị trường trong nước; tăng cường các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp; thúc đẩy, tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh mới và tăng cường công tác phòng, chống bệnh dịch; chủ động phương án phòng, chống thiên tai…

Kinh tế

Họp báo
Thị trường

Định hướng tín dụng năm 2025 tăng 16%

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%. Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, đây không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là phải kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu tại diễn đàn
Thị trường

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025 rất tích cực

Đây là nhận định của các diễn giả tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 diễn ra chiều ngày 7.1; để duy trì đà tăng trưởng bền vững, tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như con người, cơ sở hạ tầng và thể chế.

Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
Doanh nghiệp

Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025

Ngay từ những ngày đầu năm 2025, Agribank đã tung ra gói tín dụng ưu đãi khủng trị giá 110.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân. Đây là bước đi chiến lược nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh
Doanh nghiệp

Bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh

Khẩn trương hoàn thành xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Điện lực số 61/2024/QH15 trước ngày 1.2.2025 để kịp thời đưa các chính sách mới của Luật vào cuộc sống, nhất là các cơ chế, chính sách liên quan đến sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn, giá điện và giá dịch vụ về điện… Đây là một trong những nội dung quan trọng của Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống Nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Kỳ vọng lớn từ nghị định về quỹ hỗ trợ đầu tư

Với việc ban hành một loạt cơ chế hấp dẫn, như hỗ trợ tối đa 50% chi phí phát sinh trong năm tài chính của dự án và thực tế đã chi cho hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực là người lao động Việt Nam; hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu của dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)… Nghị định số 182/2024/NĐ-CP về Quỹ hỗ trợ đầu tư được đánh giá là bước đột phá trong thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao.

Cân nhắc điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng
Kinh tế

Cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định). Góp ý văn bản này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng.