Ví giấy tờ điện tử: Lợi mà chưa tiện!

Điều 3, Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử quy định: “tài khoản định danh điện tử” là tập hợp gồm: tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.

Hiểu một cách đơn giản nhất, tài khoản định danh điện tử là “ví giấy tờ điện tử” và là phương thức quản lý thông tin căn cước công dân (CCCD) cùng toàn bộ giấy tờ tùy thân trên môi trường mạng. Như vậy, ví giấy tờ điện tử là chìa khoá thực hiện các dịch vụ công mà không cần phải xác minh lại thông tin cá nhân của người đó. Với ý nghĩa đó ví điện tử là nguồn thông tin đầu vào của nền hành chính không giấy. 

Theo quy định hiện hành, tài khoản định danh điện tử gồm 2 mức độ với những thông tin và giá trị sử dụng khác nhau. Trong đó, tài khoản định danh điện tử mức độ 1 gồm các thông tin: Số định danh cá nhân; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; trường hợp là người nước ngoài thì có thêm thông tin về số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2, ngoài nội dung như mức độ 1, còn có thêm thông tin sinh trắc học là ảnh chân dung và dấu vân tay.

Như vậy, so với thẻ CCCD, tài khoản định danh điện tử sẽ được xác thực thông tin trên môi trường điện tử. Tài khoản này, sẽ giúp công dân làm thủ tục hành chính trên môi trường điện tử mà không phải xuất trình các giấy tờ liên quan như giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế , đăng ký xe, thẻ CCCD… Không chỉ có lợi cho người dân, mà chính cơ quan quản lý cũng được hưởng lợi khi giảm các thao tác, chi phí in ấn cần thiết, đặc biệt là xác minh tính hơp pháp của các loại giấy tờ.

Tuy nhiên, muốn chiếc ví này được lưu thông thông suốt trên môi trường điện tử thì phải bảo đảm các điều kiện cần và đủ. Trong đó, quan trọng nhất là giữa các cơ quan quản lý cần đẩy nhanh tiến độ chia sẻ dữ liệu liên quan, tránh tình trạng người dân có ví rồi, khi thực hiện các giao dịch, hoặc thủ tục hành chính vẫn phải xuất trình các giấy tờ liên quan. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần đẩy nhanh tiến độ tích hợp các loại giấy tờ; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu chính xác về sổ định danh cá nhân; thẻ căn cước công dân. Trên thực tế vẫn còn không ít người băn khoăn đã có thẻ căn cước công dân thì cần sổ định danh cá nhân làm gì.

Hiện để đăng ký tài khoản định danh điện tử, ngoài việc cần có CCCD, người dân cần cài đặt ứng dụng VNeID trên thiết bị di động. Sau đó, nhập thông tin về số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu (đối với người nước ngoài); số điện thoại hoặc địa chỉ email; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID; thu nhận ảnh chân dung. Cuối cùng, gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử và xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID. Cơ quan quản lý định danh điện tử sẽ có thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ email đã cung cấp. Với các thao tác, và yêu cầu này ngoài việc cần có điện thoại thông minh, người dân phải có địa chỉ email; cũng như biết thao tác trên điện thoại thông minh. Điều này không phải người dân nào cũng làm được, nhất là không phải ai cũng có địa chỉ email, cũng như điện thoại thông minh. 

Tin tức pháp luật

Vụ người thợ hồ bị đánh thương tật 46%: Bị cáo kêu oan, bị hại yêu cầu tăng hình phạt
Quốc phòng - An ninh

Vụ người thợ hồ bị đánh thương tật 46%: Bị cáo kêu oan, bị hại yêu cầu tăng hình phạt

Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án người thợ hồ bị đánh thương tật 46% ở TP. Hồ Chí Minh, cả 3 bị cáo đều kháng cáo kêu oan, bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và tăng tiền bồi thường. Sau phần xét hỏi, HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa để xem xét thêm các tài liệu chứng cứ.

Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội: Xử phạt quá nhẹ sẽ nhờn luật, tạo tiền lệ xấu
Tin tức pháp luật

Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội: Xử phạt quá nhẹ sẽ nhờn luật, tạo tiền lệ xấu

Thời gian qua, việc quảng cáo sai sự thật vẫn diễn ra phổ biến, nhất là tình trạng người nổi tiếng quảng cáo theo "đặt hàng" vì lợi nhuận mà thổi phồng các công dụng, thành phần của sản phẩm để bán được nhiều đơn hàng. Phải chăng đã đến lúc cần phải xử lý nghiêm, hạn chế tình trạng này để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Xử phạt chủ tài khoản tiktok bình luận "phân biệt địa phương"
Quốc phòng - An ninh

Xử phạt chủ tài khoản tiktok bình luận "phân biệt địa phương"

Tối 8.3, thông tin từ Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 7,5 triệu đồng đối với T.D.T. (trú tại phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) do có bình luận nội dung khiếm nhã, phân biệt địa phương trên mạng xã hội tiktok.