Tỷ lệ 215 sinh viên/vạn dân của Việt Nam còn quá thấp so với khu vực

Tỷ lệ 215 sinh viên/vạn dân là còn thấp so với khu vực và thấp hơn mức trung bình của các nước thuộc khối OECD. Để đạt được chỉ tiêu 260 sinh viên/vạn dân đặt ra cho năm 2030 là một thách thức rất lớn cho giáo dục đại học Việt Nam.

Tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết số 27-NQ/TW về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thu Thủy đại diện Bộ GD-ĐT chia sẻ về vấn đề về: Phát triển giáo dục đại học (GDĐH) - các vấn đề đặt ra trong đào tạo đội ngũ trí thức của Việt Nam hiện nay.

Sản phẩm của GDĐH tạo dựng đội ngũ trí thức cho đất nước

Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy cho biết: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngành Giáo dục đã triển khai quán triệt tinh thần Nghị quyết tới các đơn vị trong ngành, đặc biệt đối với hệ thống các cơ sở giáo dục ĐH; luôn xác định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, sản phẩm của GD&ĐT là phát triển tri thức và đào tạo đội ngũ trí thức cho xã hội, cho quốc gia.

Đội ngũ trí thức của Việt Nam đã có sự phát triển và có sự đóng góp quan trọng trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội; từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Đội ngũ trí thức cũng đồng thời đã đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trải qua các thời kỳ của lịch sử, các trường ĐH luôn là trung tâm tri thức, tạo ra tri thức cho xã hội. GDĐH đóng vai trò then chốt trong đào tạo nên đội ngũ trí thức, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, đóng góp căn bản trong phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo của đất nước. Sản phẩm của GDĐH tạo dựng nên đội ngũ trí thức cho đất nước. Trong đó, các quốc gia vững mạnh là những quốc gia có hệ thống GDĐH phát triển.

Bộ GD-ĐT nói gì về đề xuất “Nghệ sĩ nhân dân” được tính tương đương học vị Tiến sĩ
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT Nguyễn Thu Thuỷ

Chia sẻ một số kết quả đạt được của GDĐH trong thời gian qua, bà Nguyễn Thu Thủy cho biết: Trong thời gian thực hiện Nghị quyết 27, nhiều chính sách pháp luật, cơ chế đã được ban hành, tạo dựng môi trường lao động, tuyển dụng đội ngũ trí thức ngành Giáo dục, nhất là đối với GDĐH. Hệ thống GDĐH ngày càng phát triển và đã có một số thành tựu quan trọng góp phần dựng xây đất nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Triển khai thực hiện Luật GDĐH, các cơ sở GDĐH đã cung cấp một lượng lớn nguồn nhân lực trí thức cho xã hội. Tính trung bình từ năm 2010 đến nay, mỗi năm có khoảng 250 ngàn đến 350 ngàn sinh viên tốt nghiệp trình độ ĐH.

Bên cạnh đó, theo báo cáo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng người lao động có trình độ ĐH trở lên từ quý I/2017 đến quý VI/2020 đã tăng từ 9,39% lên 11,39%. Điều đó cho thấy hệ thống GDĐH đã thực hiện tốt vai trò đào tạo nguồn nhân lực trí thức, chất lượng cao cho đất nước.

Ngoài ra, GDĐH còn cung cấp nhiều công trình khoa học có tính ứng dụng và uy tín. Cùng với số bài báo khoa học, chất lượng đào tạo ngày càng tăng đã đưa cơ sở GDĐH trong nước được lọt vào danh sách các bảng xếp hạng ĐH trên thế giới và khu vực.

Thống kê cho thấy, các cơ sở GDĐH ở Việt Nam được thế giới và châu Á xếp hạng đều có hoạt động nghiên cứu khoa học khá tốt và công bố quốc tế (ISI/Scopus) nằm trong top đầu của các trường ĐH Việt Nam.

Đầu tư cho GDĐH chưa thực sự được coi trọng

Đặc biệt nhấn mạnh đến những khó khăn vướng mắc là điểm nghẽn của GDĐH Việt Nam hiện nay, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thuỷ cho biết, nguồn lực và cơ chế tài chính cho GDĐH được cho đang là điểm nghẽn lớn nhất.

Bởi ngay cả những thách thức về phát triển đội ngũ giảng viên; đầu tư mở rộng, nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất; tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo (nhất là sau ĐH) cũng nằm ở sự thiếu hụt nguồn lực và bất cập trong cơ chế tài chính.

Điều này dẫn tới nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và nguy cơ tụt hậu về khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, cản trở thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Điểm nghẽn lớn nhất của giáo dục đại học là bất cập trong cơ chế tài chính -0
Tỷ lệ 215 sinh viên/vạn dân còn thấp so với khu vực

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, hiện nay chưa có số liệu chính thức về tổng kinh phí và cơ cấu kinh phí chi cho GDĐH Việt Nam hàng năm. Nhưng theo số liệu Bộ Tài chính cung cấp, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) chi cho GDĐH năm 2020 là 16.703 tỷ (xấp xỉ 330 USD/sinh viên), tương ứng 0,96% tổng chi NSNN, hay 4,62% NSNN chi cho GD&ĐT và chiếm tỷ trọng 0,27% GDP.

Tuy nhiên thực chi chỉ đạt 11.327 tỷ, tương ứng 0,65% tổng chi NSNN, hay 4,06% NSNN chi cho GD&ĐT và chiếm tỷ trọng 0,18% GDP - thấp nhiều lần so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đặc biệt là tỷ trọng chi NSNN cho GDĐH tính trên tổng chi NSNN cho GD&ĐT chỉ chiếm khoảng 4,6%, chỉ bằng 1/5 đến 1/6 tỷ trọng trung bình của các nước OECD và một số nước khu vực ASEAN.

Có thể thấy, đầu tư cho GDĐH chưa thực sự được coi trọng trong hệ thống GD-ĐT ở nước ta tương xứng vai trò then chốt đối với phát triển nguồn nhân lực và phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo - một trong ba đột phá chiến lược của đất nước.

Bên cạnh đó, cơ chế phân bổ NSNN cho GDĐH hiện nay chưa chưa gắn với năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ sở GDĐH.

 Cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ và đấu thầu đối với một số ngành thiết yếu chưa được thực hiện, hoặc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Chính sách tín dụng sinh viên đã nâng mức cho vay và mở rộng đối tượng thụ hưởng, nhưng lãi suất vay còn khá cao và thời hạn trả nợ vẫn tương đối ngắn, vì vậy vẫn hạn chế khả năng tiếp cận của nhiều nhóm đối tượng sinh viên.

Ngoài điểm nghẽn lớn này, bà Nguyễn Thu Thủy cũng cho biết: Hệ thống quản lý nhà nước đối với GDĐH còn khá phức tạp, phân mảnh và kém hiệu quả.

Cùng với đó, hệ thống cơ sở GDĐH phát triển không đồng đều, quy mô đào tạo rất khác nhau, nhiều trường tư thục và trường trực thuộc địa phương có quy mô nhỏ và rất nhỏ, lĩnh vực đào tạo hẹp và hoạt động kém hiệu quả. Việc quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở GDĐH nhằm tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của toàn hệ thống là một thách thức lớn đối với ngành.

Tỷ lệ 215 sinh viên/vạn dân còn thấp so với khu vực

Về quy mô đào tạo ĐH, dù tăng trở lại khá nhiều từ năm 2019, sau quá trình suy giảm hoặc không tăng từ năm 2014 (năm có quy mô đào tạo cao nhất trong giai đoạn trước); tuy nhiên, tỷ lệ 215 sinh viên/vạn dân là còn thấp so với khu vực và thấp hơn mức trung bình của các nước thuộc khối OECD. Để đạt được chỉ tiêu 260 sinh viên/vạn dân đặt ra cho năm 2030 là một thách thức rất lớn cho GDĐH Việt Nam.

Trong khi quy mô đào tạo ĐH có xu hướng tăng thì quy mô đào tạo sau ĐH ở nước ta rất thấp và không tăng trong nhiều năm qua. Đặc biệt đáng lo ngại là tỷ trọng quy mô đào tạo sau ĐH khối ngành STEM còn thấp hơn nhiều.

Đội ngũ giảng viên của các cơ sở GDĐH trên toàn quốc đã phát triển nhanh cả về số lượng, trình độ và năng lực. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên và tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng cao trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, các tỷ lệ này đều rất thấp so với chuẩn mực chung của thế giới và đây là một điểm nghẽn lớn trong nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu.

Tương tự, số giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư đã tăng nhiều so với năm 2008, nhưng vẫn được đánh giá là thấp so với cả nhu cầu trong nước và tương quan khu vực.

Về năng lực nghiên cứu khoa học, mặc dù số lượng công bố quốc tế của các cơ sở GDĐH tăng rất nhanh trong những năm gần đây, nhưng đạt tỷ lệ trung bình toàn quốc vẫn khá thấp so với chuẩn mực chung của các trường ĐH trong khu vực và trên thế giới.

Như vậy, một thách thức rất lớn đặt ra cho ngành đó là phát triển cả về số lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên ngang tầm khu vực và thế giới.

Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đại học không đáp ứng được yêu cầu

Về hạ tầng và cơ sở vật chất: Đối sánh với các cơ sở GDĐH trong khu vực và thế giới trên nhiều phương diện thì hạ tầng và cơ sở vật chất của các cơ sở GDĐH Việt Nam có thể xếp vào mức độ thấp nhất trong các tiêu chí so sánh.

Về diện tích khuôn viên và diện tích xây dựng, hầu hết các cơ sở GDĐH không đáp ứng được yêu cầu so với quy mô đào tạo nếu đối sánh với chuẩn mực chung của thế giới.

Về đầu tư cơ sở vật chất, theo khảo sát của Bộ GD&ĐT năm 2022 trên 135 cơ sở GDĐH, tỷ trọng chi trung bình cho cơ sở vật chất của các trường chỉ chiếm xấp xỉ 5% tổng chi hàng năm. Trong khi suất chi trên đầu sinh viên của các cơ sở GDĐH đã là rất thấp và với hiện trạng cơ sở vật chất còn khó khăn như hiện nay.

Tỷ lệ chỉ 5% này sẽ khó có thể đáp ứng yêu cầu giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đối với các cơ sở đào tạo lĩnh vực y dược, khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Trong giai đoạn tới, để thúc đẩy phát triển đội ngũ trí thức cả về lượng và chất phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần thiết phải có Nghị quyết mới cho giai đoạn mới, trong đó Bộ GD-ĐT đề xuất một số định hướng giải pháp chủ chốt:

Thứ nhất: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, nhất là đối với đào tạo sau đại học, gắn với nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học.

Thứ hai: Đổi mới cơ chế phân bổ tài chính, tăng cường đầu tư tài chính và nguồn lực cho các cơ sở giáo dục đại học, nâng cao tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho GDĐH trong hoạt động giáo dục và đào tạo nói chung, để ngân sách nhà nước là đầu tầu dẫn dắt đầu tư nguồn lực từ các nguồn khác.

Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking
Giáo dục

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking

Ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.