“Tường lửa” cho phổ biến phim trên không gian mạng

Tính chất nhanh chóng, bất tận, đa chiều, khó lường của không gian mạng đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi công tác quản lý, giám sát phổ biến phim trên không gian mạng phải thường xuyên cập nhật, đổi mới để phù hợp thực tiễn.

“Vùng tối” của thời đại số

Theo kết quả khảo sát mới đây của Cục Điện ảnh thực hiện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 39,3% số người dân chọn phương thức xem phim trên mạng, trong khi xem phim trên truyền hình ở mức 35,6%, xem phim tại rạp là 24,8%. Phương thức xem phim trên mạng tăng nhanh do hệ thống internet tốc độ cao ngày càng phát triển. Cuối năm 2022, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được phủ sóng 4G, hầu hết người dân có thể truy cập internet thông qua điện thoại di động. Nắm bắt xu thế này, các đơn vị, doanh nghiệp phát hành phim trong và ngoài nước đẩy mạnh đầu tư, phát triển nền tảng phổ biến phim trên mạng như FPT Play, Galaxy Play, DANET, VTVgo, WeTV… Kho phim của nhà cung cấp phim trên nền tảng trực tuyến đa dạng, thường xuyên được bổ sung, đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng. Chưa kể, ngày càng nhiều phim được phổ biến trên mạng xã hội như TikTok, Facebook, YouTube…

Cần tăng cường nâng cao nhận thức của công chúng hướng đến sản phẩm có nội dung lành mạnh. Nguồn: CĐA
Cần tăng cường nâng cao nhận thức của công chúng hướng đến sản phẩm có nội dung lành mạnh. Nguồn: CĐA

Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, TS. Đỗ Quốc Việt cho biết, nhu cầu xem phim trên internet ở Việt Nam đã tăng đáng kể, số lượng nền tảng ứng dụng xem phim trực tuyến, ngoại tuyến, website phổ biến phim trên internet làm bùng nổ thị trường phim trực tuyến.

Tuy nhiên, hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng ở Việt Nam đang đặt ra cho công tác quản lý nhà nước nhiều thách thức. Giờ đây, việc quản lý phim trên không gian mạng không đơn thuần kiểm soát nội dung có phù hợp với pháp luật của Nhà nước hay không, mà còn liên quan đến thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, chi phí và các mức thuế mà người xem phải chi trả cho việc xem phim…

Theo quy định, việc phổ biến phim trên không gian mạng được áp dụng chế độ hậu kiểm, các nhà phát hành phim chịu trách nhiệm phân loại phim theo độ tuổi và hiển thị cảnh báo với người xem. Tuy nhiên, thời gian vừa qua vẫn xuất hiện những bộ phim vi phạm pháp luật Việt Nam, nhiều sản phẩm có nội dung đáng lo ngại, trái với thuần phong mỹ tục; một số phim có nội dung vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, có nội dung, hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp, ảnh hưởng đến an ninh văn hóa, chủ quyền quốc gia Việt Nam, như MH370: Chiếc máy bay mất tích, Hướng gió mà đi…

Từ thực tiễn công tác quản lý hoạt động thông tin đối ngoại, Trưởng phòng Nghiệp vụ - Điều phối, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Thu Hồng cho biết, bên cạnh lợi ích của phổ biến phim trên không gian mạng là đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của đông đảo người dân thì đây cũng là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch tập trung chống phá.

“Vừa rồi, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các bộ, ngành liên quan tăng cường quản lý các loại hình truyền thông trên không gian mạng, trong đó có phim ảnh. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận kết quả đạt được chưa cao. Thực trạng phát hành phim bất hợp pháp đang diễn ra, những vấn đề về xâm lăng văn hóa, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia ngày càng nhức nhối, phức tạp”, bà Phan Thu Hồng nhận định.

Thanh lọc và tăng sức đề kháng

Không đợi đến khi sự chuyển dịch thụ hưởng văn hóa từ nền tảng truyền thống sang không gian mạng rõ nét, hoạt động phát hành, phổ biến phim trên không gian mạng đã được xác định từ gần chục năm trước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc quản lý hoạt động này mới được quy định rõ ràng và có biện pháp cụ thể tại Luật Điện ảnh năm 2022, Nghị định số 131/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh cùng một số văn bản hướng dẫn thi hành.

Ông Bùi Huy Cường, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhận định đến cuối năm 2023, các văn bản pháp luật Việt Nam đã cơ bản hoàn thiện, là nền tảng pháp lý cần thiết để áp dụng vào quá trình quản lý hoạt động phổ biến, phát hành phim trên không gian mạng. Tuy nhiên, cần tăng cường phối hợp, hợp tác chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành có liên quan, bảo đảm quá trình quản lý này thực sự hiệu quả.

Ông Bùi Huy Cường phân tích, một số phim vi phạm hành vi bị nghiêm cấm, theo quy định đã có văn bản gỡ bỏ nhưng sau một thời gian, phim được chỉnh sửa, cắt bỏ cảnh vi phạm và cung cấp lại trên nền tảng. Thực trạng này diễn ra chủ yếu ở các doanh nghiệp xuyên biên giới. Bởi vậy, cần có sự thống nhất giữa các bên, đối với những bộ phim đã có vi phạm quy định pháp luật Việt Nam, đặc biệt là vi phạm những điều cấm về chủ quyền lãnh thổ, khi đã ban hành văn bản phim vi phạm thì cũng đồng thời ban hành văn bản cấm phim được phổ biến tại Việt Nam.

“Ngoài ra, cần tăng cường cơ sở dữ liệu để phối hợp quản lý tốt trong bối cảnh hoạt động phát hành, phổ biến phim trên không gian mạng ngày càng sôi động như hiện nay. Theo đó, nên xem xét công bố danh sách phim, kết quả phân loại để tạo thuận lợi cho công tác quản lý của các bên có liên quan”, ông Bùi Huy Cường nói.

Trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng lợi dụng không gian mạng để phổ biến phim ảnh có nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam, bà Phan Thu Hồng cho rằng, một mặt dùng biện pháp kỹ thuật công nghệ để rà quét, phát hiện sai phạm, cảnh báo và xử lý kịp thời; mặt khác, cần tăng “sức đề kháng” thông qua tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết của mọi người.

“Trong bối cảnh thế giới phẳng, chắc chắn chúng ta không thể né tránh xu thế mà phải tìm cách thích ứng, bảo đảm quản lý hoạt động phát hành, phổ biến phim trên không gian mạng đạt hiệu quả. Song song với việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, nâng cao năng lực công nghệ kỹ thuật, phải tăng cường nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân hướng đến sản phẩm có nội dung lành mạnh, nhân văn, hữu ích với đời sống xã hội. Không gì hiệu quả bằng việc chúng ta miễn nhiễm trước những nội dung xấu độc, sai lệch. Đó cũng là cách để chúng ta bảo vệ chính mình, bảo vệ quốc gia”, bà Phan Thu Hồng nhận định.

Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.