TÁI CƠ CẤU NGÂN HÀNG

Từ trường hợp GP.Bank

Ngày 7.7, Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định yêu cầu GP.Bank bán lại toàn bộ cổ phần của các cổ đông hiện hữu với giá 0 đồng, có hiệu lực ngay thời điểm ban hành. Đây là ngân hàng thứ 3 bị mua lại với giá cổ phiếu 0 đồng, nhằm tái cơ cấu hoạt động và vực dậy một số đơn vị bên bờ vực phá sản.

Với quyết định này, Ngân hàng Nhà nước trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của GP.Bank, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu. GP.Bank là ngân hàng thứ 3 buộc phải bán toàn bộ cổ phiếu cho cơ quan điều hành, do tình trạng hoạt động yếu kém, bết bát kéo dài nhiều năm mà không có phương án phục hồi. Điều cần lưu ý là đây không phải quyết định đột xuất của Ngân hàng Nhà nước, mà trước đó GP.Bank đã có 3 năm để chỉnh sửa, tự tái cơ cấu và bổ sung nguồn vốn điều lệ - vốn đã bị Hội đồng Quản trị cũ của ngân hàng này làm thất thoát đến mức khiến cho giá trị cổ phần bị âm và đứng bên bờ vực phá sản. Thậm chí Ngân hàng Nhà nước còn “ưu ái” dành thời gian cho GP.Bank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để bàn phương án tự cứu, tìm nguồn bổ sung vốn.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Nhưng dù đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường tới 3 lần, ngân hàng này vẫn không tìm đâu ra nguồn vốn bổ sung vốn điều lệ theo luật định. Thậm chí dù ấm ức, nhưng các cổ đông lớn của GP.Bank buộc phải nhìn nhận rằng: chỉ có một cách duy nhất để vớt vát cho cái tên GP.Bank còn tồn tại là bán cho Ngân hàng Nhà nước. Dù chỉ là bán với giá 0 đồng, nhưng các nhà quản trị cũ của ngân hàng này cũng… thở phào nhẹ nhõm, vì họ thoát được một gánh nặng không tìm được lối ra. Mặt khác, nếu không chấp nhận phương án bán giá 0 đồng, thì có thể không ít người trong số ban lãnh đạo ngân hàng còn phải chịu trách nhiệm tài chính và trách nhiệm pháp lý về những khoản thất thoát nghiêm trọng do hoạt động yếu kém, sai nguyên tắc, vi phạm các quy tắc và điều luật của hoạt động ngân hàng.

Sau khi ngân hàng này được bán, Ngân hàng Nhà nước khẳng định toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại GP.Bank được bảo đảm theo quy định của pháp luật. Như vậy, sẽ không diễn ra cảnh người dân phải xếp hàng chờ đợi rút tiền và những nhà sáng lập GP.Bank cũng không phải chứng kiến cảnh “sập giàn, đổ giáo” đau lòng khi biển hiệu bị buộc dỡ bỏ. Và nếu như sau khi tái cơ cấu, GP.Bank hoạt động tốt trở lại, thì ít nhất những nhà sáng lập một thời sai lầm cũng có chút để an ủi rằng họ đã không đổ tất cả công sức lẫn danh dự xuống sông, xuống biển.

Trước đó, Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) cũng được mua lại với giá 0 đồng. Với GP.Bank, dù sao cũng chưa đến nỗi bi đát khi chưa ai vướng vòng lao lý, và đã từng được kỳ vọng bán toàn bộ cho nhà đầu tư nước ngoài dù thương vụ này không thành công. Cả ba trường hợp mua lại, Ngân hàng Nhà nước đều chỉ định một ngân hàng quốc doanh tham gia quản trị, điều hành. Trong đó, VietinBank đến nay đã cử nhân sự sang quản trị hai ngân hàng là OceanBank và GP.Bank, còn Vietcombank  thì lo “dọn dẹp” VNCB. Hiện nay Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việåt Nam - BIDV cũng đang tiến hành việc bàn giao, sáp nhập Ngân hàng Cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), để tránh cho ngân hàng này thoát khỏi cảnh bán với giá 0 đồng.

Qua những “thương vụ” mua ngân hàng với giá 0 đồng có một không hai trong lịch sử ngành ngân hàng, một bài học xương máu rút ta từ tiến trình tái cơ cấu: muốn cơ thể thật sự khỏe mạnh, cần phải mạnh dạn cắt bỏ “ung nhọt” để bảo đảm “sức khỏe” cho cả hệ thống. Nếu không quyết liệt, tiến trình tái cơ cấu khối ngân hàng yếu kém sẽ chỉ bùng nhùng như đánh bùn sang ao.

Thị trường

Ảnh minh họa
Kinh tế

Ngành điều tăng tốc mở cửa thị trường trước thách thức thuế quan

Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.