Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có 2 chương trình đào tạo đạt chuẩn AUN-QA

Thông tin từ Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cho biết, hai chương trình đạt chuẩn AUN-QA là cử nhân Kinh doanh quốc tế và cử nhân Kế toán, Phân tích và Kiểm toán.

Trong tháng 3.2024, Giám đốc điều hành Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network, viết tắt là AUN) đã thông báo về việc 2 chương trình đào tạo của Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chính thức được công nhận đạt chuẩn chất lượng AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance), đó là chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế và Kế toán, Phân tích và Kiểm toán. Hai chương trình này được các chuyên gia kiểm định chất lượng giáo dục AUN-QA đánh giá ngoài hồi tháng 8.2023.

Bộ tiêu chuẩn AUN đánh giá chương trình đào tạo từ nhiều khía cạnh như chuẩn đầu ra, khung chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng, kết nối giữa nhà trường, sinh viên và doanh nghiệp. 

Theo kết quả của đoàn đánh giá ngoài của AUN, 2 chương trình đào tạo đại học của Nhà trường đạt trung bình 4.0. AUN-QA có 11 tiêu chuẩn bao gồm 50 tiêu chí đánh giá sử dụng chung cho tất cả các chương trình đào tạo.

Thang đánh giá của AUN-QA gồm 7 mức, trong đó mức 4 là đạt yêu cầu, mức 5 là đạt cao hơn yêu cầu của tiêu chuẩn/tiêu chí, mức 6 là xuất sắc, mức 7 là cấp quốc tế.

Theo kết luận của Đoàn đánh giá ngoài, chương trình đào tạo Kinh doanh quốc tế và Kế toán, Phân tích và Kiểm toán có những điểm mạnh chung về nội dung chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá sinh viên, đội ngũ cán bộ, giảng viên, các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, cơ sở hạ tầng và vật chất, việc làm sau khi tốt nghiệp, từ đó có những đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo theo thang đánh giá của AUN-QA.

Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế được triển khai đào tạo từ năm 2010. Theo kết quả đánh giá chất lượng đồng cấp, chương trình Kinh doanh quốc tế được đánh giá cao về chất lượng từ nội dung chương trình cho tới đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, các khâu tổ chức giảng dạy, học tập, khảo thí…

Đặc biệt, khi được phỏng vấn, các cựu sinh viên đánh giá rất cao về chất lượng, tính hiệu quả của chương trình, các nhà tuyển dụng cũng khen ngợi sinh viên chương trình Kinh doanh quốc tế giỏi tiếng Anh, thành thạo chuyên môn, thích ứng nhanh với công việc và môi trường làm việc.

Trường Quốc tế được giao triển khai tuyển sinh và tổ chức đào tạo thí điểm ngành Kế toán, Phân tích và Kiểm toán từ năm 2005. Theo kết quả đánh giá chất lượng đồng cấp, chương trình Kế toán, Phân tích và Kiểm toán được đánh giá cao về nội dung chương trình cho tới đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, các khâu tổ chức giảng dạy, học tập, khảo thí… Đặc biệt, khi được phỏng vấn, các cựu sinh viên đánh giá rất cao về chất lượng, tính hiệu quả của chương trình, các nhà tuyển dụng cũng khen ngợi sinh viên tốt nghiệp chương trình chuyên môn tốt, nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Kế toán, Phân tích và Kiểm toán của Trường quốc tế có nhiều lợi thế trong việc tiếp tục theo đuổi học tập để đạt chứng chỉ hành nghề kế toán chuyên nghiệp CPA hay ACCA có giá trị trên toàn thế giới.

Với quy trình kiểm định chặt chẽ, minh bạch; bộ tiêu chuẩn đánh giá toàn diện chất lượng đào tạo và được công nhận bởi hệ thống giáo dục của các quốc gia trong và ngoài trong khu vực Đông Nam Á, chuẩn AUN giúp các Trường Quốc tế từng bước xác định vị thế của mình trên bản đồ đại học trong khu vực.

Việc tham gia kiểm định AUN sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Sinh viên tốt nghiệp từ những chương trình này sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm trong thị trường khu vực và quốc tế.

Với việc đạt chuẩn AUN-QA, Trường Quốc tế đã khẳng định sự cam kết của nhà trường đối với xã hội, với nhà tuyển dụng về chất lượng sản phẩm đầu ra của chương trình đào tạo, đó là nguồn nhân lực được đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt.

Kết quả kiểm định AUN-QA giúp người sử dụng lao động có một cơ sở tin cậy để tìm kiếm nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, từ một chương trình đào tạo có những tham chiếu chất lượng mang tính quốc tế hóa.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.